Ký sinh trùng là những sinh vật “ở nhà” bên trong hoặc bên ngoài vật chủ. Thông thường chúng sẽ gây hại cho vật chủ, tuy nhiên một số sử dụng chính vật chủ để làm nguồn thức ăn cho chúng. Đa phần ký sinh trùng sử dụng vật chủ như vật trung gian để sinh sản, lây lan cũng như tìm nguồn dinh dưỡng mới. Đa phần chúng ký sinh trên các loài động vật hoặc thú cưng khác nhau. Một số lại trở thành ký sinh trên chính cơ thể con người.
Các loài ký sinh trùng không phải “động vật ăn cỏ”. Chúng đích thực là những con thú ăn thịt nguy hiểm với tốc độ lây lan và sinh sản cực kì cao. Chúng còn có thể lây lan rất nhiều căn bệnh nguy hiểm khác mà chúng ta không ngờ đến. Hôm nay, Việt Thống xin chia sẻ với các bạn những thông tin có lẽ bạn muốn biết. Lưu ý hãy tìm hiểu thật kĩ thông tin và xem sơ qua vài hình ảnh của chúng. Đừng vọi tìm kiếm chúng trên Google nếu không bạn sẽ “sợ” đấy.
Sự thất về Ký Sinh Trùng
Chúng là những loài sinh vật nhỏ bé sống ký sinh bên trong hoặc bên ngoài vật chủ. Sử dụng vật chủ như một nơi sinh sản, sinh trưởng hoặc nơi giúp chúng phát tán dân số.
Hầu như chúng là những loài sinh vật gây hại và nguy hiểm. Chúng gây bệnh hoặc truyền nhiễm các loại bệnh thông qua vật chủ. Một số trong chúng là nguyên nhân trực tiếp khiến vật chủ tử vong.
Hãy đảm bảo thực phẩm được nấu chín kĩ, tránh sử dụng những loại thực phẩm sống hoặc tái. Và tuân thủ các quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm để hạn chế sự lây lan của ký sinh trùng.
Ký sinh trùng là gì?
Ký sinh trùng là tên gọi chung của tất cả những loại sinh vật sống ký sinh bên trong hoặc bên ngoài vật chủ. Sử dụng vật chủ như vật trung gian để sinh sản hoặc sinh trưởng. Ngoài ra chúng sử dụng vật chủ như một tài nguyên thúc đẩy cho quá trình sinh trưởng và sinh sản của chúng.
Thông thường có đến 70% trong số chúng sẽ không nhìn thấy được bằng mắt thường. Ví dụ như các loại gây nên căn bệnh sốt rét. Và cũng có những loại như giun có thể đạt đến độ dài tối đa là 30 mét.
Các loại ký sinh trùng không phải là căn bệnh mà chúng là nguyên nhân truyền bệnh. Mỗi loài sẽ là một nguyên nhân truyền nhiễm của mỗi căn bệnh khác nhau. Và với mỗi căn bệnh chúng ta sẽ có một cách phòng tránh cũng như ngăn chặn khác nhau.
Các loại ký sinh trùng thường gặp
Trên trái đất có rất nhiều chủng loại “sinh vật ở nhờ” mà chúng ta đang nói đến. Tuy nhiên chúng ta có thể gom chúng thành 3 nhóm chính. Dưới đây là thông tin của những nhóm chính này để bạn cùng tìm hiểu.
- Nhóm nguyên sinh: chúng bao gồm những sinh vật đơn bào có tên gọi là Plasmodium. Những sinh vật nguyên sinh này đa phần chỉ có thể nhân lên hoặc phân chia bên trong vật chủ.
- Nhóm giun sán: đây là những sinh vật ký sinh trùng giun. Chúng sẽ lây lan qua rất nhiều con đường và gây nên những bệnh như sán máng. Có những loài ký sinh thuộc nhóm giun sán có chiều dài cơ thể lên đến 30 mét.
- Nhóm Ectoparaites: chúng là những sinh vật sống độc lập chứ không phải kí sinh vật chủ. Tuy nhiên chúng vẫn sống nhờ vào vật chủ và sử dụng vật chủ như nguồn dinh dưỡng chính. Và chúng cũng lây truyền những căn bệnh rất nguy hiểm.
Vật chủ nhiễm ký sinh trùng bằng những con đường nào
Chúng ta có thể nhiễm phải những loài sinh vật ký sinh này hằng ngày. Và nguy cơ nhiễm phải chúng là rất cao. Thông thường chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể chúng ta qua đường thực phẩm. Hoặc cũng có khi chúng lây lan qua đường tiếp xúc da.
Vì vậy hãy nhớ vệ sinh sạch sẽ nguồn thực phẩm, nấu chín kĩ trước khi sử dụng, đậy kín và không ăn thực phẩm quá hạn. Nên nhớ tránh tiếp xúc da trực tiếp những môi trường bẩn thỉu, ẩm mốc hoặc những khu vực ô nhiễm có nguồn bệnh.
Những con đường lây nhiễm cụ thể như sau:
Theo đường tiêu hóa
- Sán dây: những con sán dây sẽ đi qua thực phẩm chứa ấu trùng của chúng xâm nhập vào cơ thể. Sau 3-4 tháng chúng sẽ trở thành những con sán dây trưởng thành. Chúng có thể sống lên đến 25 năm bên trong cơ thể của vật chủ.
- Giun đũa: giun móc là những sinh vật ký sinh nhiều nhất tại khu vực nội tạng. Chúng có chiều dài cơ thể trung bình từ 15cm – 35cm. Những con giun móc xâm nhập vào cơ thể thông qua thực phẩm không sạch. Trứng giun móc sau khi vào cơ thể sẽ đi xuyên nội tang vào trong máu đi đến phổi. Người nhiễm phải ho ra ngoài tiếp tục lây nhiễm cho vật chủ mới.
- Giun móc: loại ký sinh trùng này lây lan qua nguồn nước hoặc các loại rau không được vệ sinh sạch sẽ. Khi vào bên trong cơ thể chúng sẽ tiến hành bám vào thành nội tạng và hút máu vật chủ để sinh sống.
- Trùng hình cung: những sinh vật xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn chưa chín hẳn hoặc những thức ăn sống. Chúng tân công vào hệ thần kinh trung ương. Lưu ý là chúng cũng lây lan qua các sinh vật nuôi trong nhà nữa nhé.
- Amip bệnh lỵ: loại sinh vật ký sinh này tồn tại trong nước, môi trường ẩm ướt và bên trong đất. Chúng thông thường ký sinh vào bên trong cơ thể người và các loài sinh vật thân dài.
- Khuẩn Giardia: đây là những sinh vật nguyên sinh tồn tại trong nước uống. Chúng tồn tại trong cơ thể người và sinh trưởng ở thành nội tạng. Những khuẩn Giardia này có thể gây ra các bệnh lây nhiễm.
Theo đường tiếp xúc da
- Trùng ghẻ: đây là những sinh vật ký sinh tiếp xúc và đẻ trứng trực tiếp trên da. Trứng nở và sinh sống trực tiếp trên bề mặt da gây ra viêm da. Nếu không chữa trị bạn vết viêm da càng ngày càng nặng và lở loét.
- Ấu trùng ký sinh muỗi: có một số loài muỗi trên cơ thể chúng chứa ký sinh trùng. Khi muỗi tiếp xúc để hút máu trên da người thì những sinh vật này cũng sẽ theo chúng bám vào trên da. Xâm nhập qua da chúng tiến vào các tuyến hạch ở bắp đùi và sinh trưởng. Sau một thời gian chúng sẽ phát triển thành thanh trùng.
- Giun kim: giun kim là loại ký sinh trùng qua da phổ biến nhất chúng ta từng thấy. Chúng bám bám vào da khi chúng ta tiếp xúc với môi trường sống của giun kim. Sau đó thông qua các vết thương hở hoặc vết trầy để giao phối và đẻ trứng. Chúng thường đẻ trứng tại phần hậu môn vì vậy đối với trẻ nhỏ sẽ gây ngứa ngáy. Nếu trẻ gãi chúng bám trên tay của trẻ và lây nhiễm thông qua những vật trẻ cầm.
- Sán máng: khi chúng ta tiếp xúc với môi trường nước bẩn ( môi trường sống của sán máng ). Chúng sẽ bám vào bề mặt da của chúng ta và phá hủy các tế bào da.
Trên người của một số loài côn trùng sẽ chứa nhiều loài ký sinh vật nguy hiểm. Khi côn trùng bám vào cơ thể thì những ký sinh trùng đó sẽ bám và da và xâm nhập vào bên trong cơ thể. Hãy sử dụng cửa lưới chống côn trùng để phòng tránh việc tiếp xúc với côn trùng. Giảm thiểu đi nguy cơ bị nhiễm phải những loài ký sinh trùng nguy hiểm.
Dấu hiệu cơ thể nhiễm ký sinh trùng
Khi nhiễm phải ký sinh trùng sẽ xuất hiện những triệu chứng hoặc dấu hiệu khác nhau. Có những dấu hiệu hoặc triệu trứng sẽ giống với các tình trạng khác. Vì dụ như ngộ độc thực phẩm, thiếu hụt nội tiết tố, viêm phổi,… Một số còn có dấu hiệu làm người bị nhiễm đau bụng.
Một số dầu hiệu có thể xảy ra bao gồm:
- Da nổi mẩn, sốt, dị ứng,…
- Giảm cân, tăng sự thèm ăn và đôi khi cả 2 trường hợp.
- Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn hoặc tất cả trường hợp.
- Nhức mỏi hoặc đau nhức toàn thân ( đôi khi cục bộ ).
- Thiếu máu, khó ngủ và sức khỏe giảm sút.
Lưu ý: các triệu chứng và dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng rất dễ lầm với những tình trạng khác. Chúng ta khi phát hiện ra những dấu hiệu này thì nên đi kiểm tra trước khi quá trễ. Nếu không chúng ta sẽ gặp phải những điều hết sức nguy hiểm cho bản thân và mọi người xung quanh.
Cách phòng chống ký sinh trùng bằng hoạt động thường ngày
Để phòng chống ký sinh trùng chúng ta có rất nhiều cách. Từ những cách đơn giản cho đến những cách phức tạp nhất. Tuy nhiên ở phần này Việt Thống sẽ giới thiệu với bạn những cách đơn giản nhất. Bạn hoàn toàn có thể áp dụng những cách này trong những hoạt động thường ngày.
- Tập thể dục hằng ngày: có những nghiên cứu cho thấy 60% – 90% những người thường xuyên tập thể dục ít bị mắc bệnh. Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể mạnh khỏe tăng sức đề kháng. Chính vì vậy cũng giảm nguy cơ bị các loài sinh vật ký sinh.
- Sống lành mạnh: hãy tạo cho mình những thói quen sống lành mạnh. Sống lành mạnh khiến cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng giúp cho cơ thể chống được sinh vật ký sinh.
- Ăn chín uống sôi: nên vệ sinh sạch sẽ và nấu chín kĩ nước uống hoặc thực phẩm. Tuyệt đối không nên ăn chín hoặc tái để đề phòng các loài ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể.
- Chế độ ăn đầy đủ: ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, tránh sử dụng các thực phẩm có hại cho sức khỏe. Giúp cơ thể tăng cao sức đề kháng lại bệnh tật và sinh vật ký sinh.
- Vệ sinh môi trường xung quanh: thường xuyên tổ chức dọn dẹp và vệ sinh môi trường sống xung quanh. Việc vệ sinh sẽ khiến cho các loài ký sinh không còn môi trường sinh sống.
- Tăng đề kháng cho da: da cũng như bao bộ phận trên cơ thể đều cần có sức để kháng. Quan trọng hơn da chính là lớp bảo vệ đầu tiên của con người trước môi trường xung quanh. Vì vậy bạn cần nâng cao sức đề kháng của da để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Trên đây chính là một số thông tin về ký sinh trùng cơ bản mà bạn cần tìm hiểu. Việt Thống sẽ cố gắng thông tin thêm về vấn đề này. Hãy theo dõi và nhận được thật nhiều thông tin mới nhất bạn nhé.
Mọi thông tin chi tiết và thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thông qua:
Công ty TNHH SXTMDV Việt Thống Hưng Thịnh
– Địa chỉ: 130C Tô Ngọc Vân, Thạnh Xuân, Quận 12, Hồ Chí Minh
– Số điện thoại: 0909 131 533
– Website: https://cualuoivietthong.vn
Bài viết bạn nên đọc thêm:
Bé bị côn trùng cắn sưng tấy: Phụ huynh nên làm gì?
Ruồi Trâu có nguy hiểm hay không? Cách trị ruồi trâu hiệu quả bằng cửa lưới
Tuổi thọ của ruồi – Ruồi sống được BAO LÂU – VÒNG ĐỜI của ruồi nhà
bị côn trùng cắn sưng
Đánh giá: