Những loại côn trùng rất nhỏ bé và hay sợ hãi đối với loài người, nhưng chúng lại có thể gây nên những nguy hiểm cho chúng ta mà không thể ngờ tới được. Vì vậy, khi bị côn trùng cắn phải chữa trị kịp thời để không có chuyện đáng tiếc xảy ra.
Những ngày cuối tuần, cuối năm, dịp nghỉ lễ… luôn là thời gian lý tưởng để bạn cùng gia đình đi du lịch, vui chơi dã ngoài ngoài trời. Tuy nhiên, cần trang bị đầy đủ các loại thuốc cơ bản, giảm đau, thuốc bôi da… để đề phòng trường hợp bị côn trùng cắn sưng tay, và khi bị côn trùng cắn sưng mủ, côn trùng cắn sưng phù… thì đó là dấu hiệu chứa nhiều nguy cơ tiềm tàng gây hại cho sức khoẻ của chúng ta, cần kiểm tra kỹ và đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất. Hãy thận trọng khi vui chơi những nơi rừng rậm, có nhiều cây cối, bụi rậm vì rất dễ bị côn trùng tấn công.
Nội dung bài viết
Các dấu hiệu nhận biết khi bị côn trùng cắn gây nguy hiểm
Khi bị côn trùng cắn, thường chúng ta sẽ thực hiện sơ cứu vết thương bằng các phương pháp dân gian như dùng đến muối, đá lạnh, hay rượu, kem đánh răng, tỏi… để giúp xoa dịu nỗi đau khi bị côn trùng cắn đau nhức gây nên.
Tuy nhiên không hẳn sẽ hiệu quả với tất cả phương pháp trên mà nếu bạn bị dị ứng với nọc độc của một loài côn trùng nào đó và khi trong chúng có mang những mầm bệnh có thể lây sang chúng ta khi cắn sẽ thật sự rất nguy hiểm và có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng của mỗi người. Do đó, chúng ta cần trang bị những kiến thức căn bản, các dấu hiệu thường thấy khi bị côn trùng cắn để có biện pháp chữa trị kịp thời và hiệu quả nhất:
- Loài muỗi là loài côn trùng thường thấy trong đời sống của chúng ta, chỉ cần những nơi ẩm thấp, nước đọng, vệ sinh không sạch sẽ… đều sinh ra muỗi dễ dàng, khi bị muỗi đốt, ta cảm thấy nhói ngay vết thương và sau khi bị côn trùng cắn sưng đỏ ngứa rất là khó chịu. Tuy đây là những dấu hiệu rất bình thường nhưng nếu muỗi có mang mầm bệnh sốt xuất huyết, sốt rét… thì thật sự nguy hiểm và cần theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu của cơ thể để tìm ra hướng điều trị tốt nhất.
- Loài ong: Có nhiều loại ong rất nguy hiểm khi chúng tấn công con người như ong bắp cày, ong vò vẽ… Chúng sẽ gây vết đốt như bị côn trùng cắn sưng phù, tấy đỏ, nóng rát dữ dội, hay như bị côn trùng cắn đau nhức… nhưng nếu có vấn đề nào xảy ra như lạnh tay chân, môi xanh, hô hấp có vấn đề khó thở… thì tốt nhất hãy đi đến đi bệnh viện.
- Bọ ve: Là loài côn trùng tuy nhỏ nhưng tiềm tàng chứa nguy cơ lây nhiễm bệnh nguy hiểm, đó là khi vết cắn bị nổi đốm đỏ xung quanh mà không có dấu hiệu giảm bớt, gây nóng sốt, đó có thể là bạn đang gặp phải các bệnh như Rocky mountain rất nguy hại cho bạn và những người xung quanh.
- Rận: Khi bị đốt, xuất hiện nhiều chấm nhỏ màu đỏ, giống nốt muỗi đốt và hay nằm ở đầu cổ, sau tai, có khi còn gây nên sốt, thương hàn… nếu có dấu hiệu bất thường, cần phải đi khám ngay.
- Rệp: Làm cho da sưng, ngứa, giống muỗi đốt, các nốt cắn gần nhau và đau hơn muỗi, tạo thành một đường nhỏ trên da, và cũng cần theo dõi các dấu hiệu để có thể xử lý kịp thời.
- Bọ chét: Khi bị cắn sẽ màu đỏ, sưng, đau và ngứa hơn muỗi, mang nhiều bệnh.
Kiến ba khoang: Khi bị côn trùng cắn sưng là nghĩ ngay đến loài kiến nguy hiểm này, dễ để lại sẹo vì chúng nhiều độc tốt gây hại, ngoài ra, vết đốt sẽ bị bỏng rát, viêm da cổ ngực, vai gáy, có mụn nhỏ li ti trên da, sốt nhẹ, nổi hạch nhiễm trùng nặng, cần đưa đi cấp cứu kịp thời…
Phân biệt các vết bị côn trùng cắn và các bước xử lý nhanh, cần thiết:
Khi chẳng may bạn bị côn trùng cắn, cần phân biệt các dấu hiệu vết cắn của côn trùng gây ra để xử lý nhanh và hiệu quả nhất:
Nếu bị côn trùng cắn bầm tím, đau, đỏ , côn trùng cắn sưng cứng, nổi mề đay, các triệu chứng mệt mỏi, sốt, khó thở, phát ban, một số trường hợp như bị côn trùng cắn vào mắt, hoặc côn trùng cắn sưng môi lưỡi, bị côn trùng cắn sưng mủ… thì chúng ta không thể chủ quan với những biểu hiện như vậy mà cần phải thực hiện các bước sau:
- Quan sát vết đốt, loại bỏ ngòi đốt nếu có.
- Làm sạch bằng xà phòng, nước lên vết cắn
- Giảm đau bằng khăn ướt sạch hay dùng thuốc uống, bôi chống ngứa, đau.
- Không được gãi, nặn vết đốt vì dễ bị phát tán nọc độc.
- Theo dõi biểu hiện của người bị cắn đốt, vết đốt.
- Đem đi phòng khám, bác sĩ nếu thấy không ổn.
Những nơi và thời điểm dễ bị côn trùng cắn
Tìm hiểu những nơi và thời điểm dễ bị côn trùng cắn giúp chúng ta chủ động phòng chống côn trùng cắn gây hại đến sức khỏe. Những nơi này thường là nơi ở và thời điểm hoạt động của côn trùng.
1. Rừng cây, bụi cây
Người ta có câu “rừng thiêng nước độc” để chỉ những nơi rừng sâu thường tiềm tàng nhiều mối nguy hiểm. Trong số những mối nguy hiểm trên thì có các loài côn trùng, nên nếu bạn bị côn trùng cắn sưng mắt khi đi trong rừng thì cũng không cần phải ngạc nhiên vì đây là điều rất dễ gặp. Do đó, khi vào rừng cần phải trang bị đồ bảo hộ thật kĩ nếu không muốn bị côn trùng cắn.
2. Đồng ruộng, nương rẫy
Với người dân ở nông thôn thì đồng ruộng gắn liền với cuộc sống của họ. Việc bị côn trùng cắn khi đi làm ruộng là điều thường xuyên gặp phải. Đặc biệt là vào mùa mưa, thời điểm mà côn trùng sinh trưởng mạnh nhất.
3. Ven vùng sông nước, ao hồ, vũng nước đọng
Ven vùng sông nước, ao hồ, vũng nước đọng là nơi sống ưa thích của các loài côn trùng, đặc biệt là muỗi. Ao hồ, vũng nước đọng có điều kiện thuận lợi để loài muỗi sinh sôi phát triển. Nên những nơi này cần hạn chế tới vào ban đêm, bởi đây là khoảng thời gian mà muỗi hoạt động mạnh nhất.
4. Thời điểm ban đêm
Ban đêm là thời điểm mà các loài côn trùng như muỗi, kiến, rết, bò cạp,… hoạt động mạnh nhất. Do đó, bạn không nên tới những nơi có nhiều côn trùng vào ban đêm. Nếu đi vào ban đêm, cần mang đầy đủ đồ bảo hộ cần thiết như ủng, quần dài, áo tay dài, găng tay, mũ, khẩu trang,… để tránh bị côn trùng cắn.
Cách phòng chống côn trùng tấn công
Phòng bệnh hơn chữa bệnh luôn là kim chỉ nam trong ngành y tế và nhiều phương diện của cuộc sống. Do đó, kiến thức và kỹ năng phòng chống côn trùng tấn công sẽ trang bị cho ta rất nhiều lợi ích.
1. Phòng chống côn trùng tấn công khi vào rừng
Khi đi vào rừng thì việc trang bị đồ bảo hộ để tránh bị côn trùng cắn là việc không thể thiếu đối với người đi rừng. Các đồ dùng cần thiết bao gồm: Giày (hoặc ủng), quần dài, áo tay dài, vải áo phải dày, bao tay, mũ, khẩu trang,… Nếu qua đêm, thì cần mang thêm lều và túi ngủ. Mang thêm kem chống muỗi và thiết bị y tế nếu có. Khi vào rừng, cần quan sát kỹ đường đi xung quanh, tránh đụng phải tổ ong, kiến lửa hoặc mối. Bởi, những loài côn trùng này thường chỉ tấn công con người để phòng vệ.
2. Phòng chống côn trùng tấn công khi đi ban đêm
Bị côn trùng cắn vào ban đêm là việc dễ gặp phải nhất nếu đi ra ngoài vào thời gian này. Dó đó, khi đi vào ban đêm cần mặc đồ kín đáo và giày để tránh bị côn trùng tấn công nếu không may đụng chúng. Đặc biệt cần mang theo đèn pin để soi sáng đường đi, tránh dẫm phải các loài côn trùng. Đeo kính để tránh côn trùng bay vào mắt nếu đi xe vào buổi tối, vì tốc độ cao nên mắt không phản xạ kịp.
3. Phòng chống côn trùng tấn công vào nhà
Ở nhà vẫn bị côn trùng tấn công? Bạn không nghe nhầm đâu, việc nhiều người bị côn trùng cắn tại nhà ở các vùng nông thôn, ngoại ô thành phố là điều rất phổ biến. Thậm chí trong lòng thành phố cũng thường xuyên có những trường hợp bị côn trùng cắn tại nhà. Do đó, cần có biện pháp pháp chống côn trùng tấn công tại nhà hiệu quả.
Hiện nay có rất nhiều biện pháp chống côn trùng tại nhà. Tuy nhiên, biện pháp sử dụng cửa lưới chống côn trùng là biện pháp chống côn trùng hiệu quả và an toàn nhất. Với cách chống côn trùng này, chỉ cần lắp đặt cửa lưới tại cửa nhà là có thể ngăn côn trùng bay vào nhà. Cửa lưới có thể chống hầu hết các loài côn trùng bay vào nhà mà vẫn để không khí bay vào nhà.
Việt Thống cùng đồng hành với sức khoẻ gia đình bạn
Đối với Việt Thống, khi một mẫu sản phẩm cửa lưới chống côn trùng được bán ra đều mang lại những công dụng và tiện ích riêng đối với khách hàng, với sứ mệnh bảo vệ sức khoẻ cho mỗi gia đình, ngăn chặn mọi côn trùng xâm nhập và không để ai bị côn trùng cắn. Không những thế, không gian sống vẫn thoải mái mà không bị bó buộc vì loại cửa này khi thiết kế đã được tính toán rất kỹ về độ thưa, khít của các mắt lưới, vừa ngăn cản những loại côn trùng nhỏ nhất và vừa đem lại sự thoáng mát tuyệt đối mà không một loại cửa nào có thể so sánh được. Đây cũng là một trong những giải pháp tối ưu và hữu hiệu nhất hiện nay và luôn được mọi khách hàng tin tưởng và đặt hàng.
Lựa chọn sản phẩm cửa lưới chống côn trùng inox Việt Thống với nhiều kiểu dáng, kích thước khác nhau để bảo vệ gia đình bạn khỏi bị côn trùng cắn, một khi bị côn trùng cắn sưng đỏ ngứa ở những vùng tay, chân, cổ sẽ cảm thấy rất khó chịu, nhưng nếu bị côn trùng cắn vào mắt, hay bị côn trùng cắn sưng môi… sẽ rất nguy hiểm và cần chữa trị kịp thời để tránh tử vong…
Mọi chi tiết xin quý khách vui lòng liên hệ
Công ty TNHH SXTMDV Việt Thống Hưng Thịnh
– Địa chỉ: 130C Tô Ngọc Vân, Thạnh Xuân, Quận 12, Hồ Chí Minh
– Số điện thoại: 093.881.7979
– Website: https://cualuoivietthong.vn
Đánh giá: