Trẻ em thường hiếu động và vui chơi ở khắp nơi nên dễ bị côn trùng tấn công. Những vết côn trùng cắn tuy nhỏ nhưng có thể gây ngứa ngáy, đau nhức hay sưng tấy khó chịu. Cha mẹ cần xử lý như thế nào khi bé bị côn trùng cắn sưng tấy? Trong bài viết này, Việt Thống sẽ hướng dẫn bạn cách điều trị và ngăn ngừa vết côn trùng cắn ở trẻ em. Mời bạn cùng tham khảo nhé!
Những vết côn trùng cắn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé
Cách điều trị khi bé bị côn trùng cắn sưng tấy
Khi bé bị côn trùng cắn sưng tấy, cha mẹ có thể tham khảo cách điều trị như sau:
- Rửa sạch vùng da bé bị côn trùng cắn với nước và xà phòng.
- Có thể sử dụng túi chườm lạnh để giảm ngứa hoặc sưng.
- Thoa một trong các loại kem hydrocortisone, histamin, hay kem dưỡng da calamine để làm dịu vết côn trùng cắn. Bạn cũng có thể sử dụng hỗn hợp baking soda và nước để thoa nhiều lần mỗi ngày. Lưu ý là tránh bôi kem hoặc baking soda lên vùng da bị côn trùng cắn gần mắt hoặc bộ phận sinh dục của bé.
- Cha mẹ cần cắt ngắn móng tay để trẻ để hạn chế việc trẻ gãi, gây trầy xước và khả năng nhiễm trùng.
Muỗi tấn công mặt bé
Triệu chứng cần đưa đi khám bác sĩ khi bé bị côn trùng cắn sưng tấy
Trường hợp bé bị côn trùng cắn sưng tấy và có một số triệu chứng khó chịu, hãy đưa bé đến bác sĩ. Tuỳ vào mức độ của vết đốt và độ tuổi của bé, mà bác sĩ sẽ kê đơn cho bé uống thuốc kháng histamine, acetaminophen hoặc ibuprofen. Đặc biệt, nếu vết côn trùng cắn có nguy cơ bị nhiễm trùng, bé cần được điều trị bằng kháng sinh. Hãy đưa bé đến gặp bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
- Bé bị côn trùng cắn sưng tấy và đau nhiều ở vùng da bị tổn thương
- Dấu hiệu da bị nóng hoặc ửng đỏ lan rộng quanh vết cắn
- Xuất hiện những vệt đỏ trên chân hay cánh tay
- Vết côn trùng cắn có hiện tượng chảy dịch vàng trắng
- Vết cắn trở nên loét hở
- Triệu chứng sốt
Nếu dấu hiệu phát ban hình tròn hoặc hình vòng xuất hiện trong vòng 3 ngày đến 1 tháng sau khi bé bị côn trùng cắn sưng tấy, cha mẹ hãy đưa bé đến cơ sở y tế kiểm tra ngay. Đây là triệu chứng của bệnh Lyme do con bọ ve cắn và lây truyền bệnh.
Một số trường hợp trẻ bị dị ứng nghiêm trọng khi bị côn trùng cắn do sốc phản vệ và có nguy cơ đe dọa tính mạng. Trường hợp như thế cần gọi cấp cứu ngay lập tức nếu có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:
- Da, mặt, môi, lưỡi, họng bị sưng.
- Hơi thở của bé khò khè hoặc các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến hô hấp.
- Nhịp tim không đều, mạch đập nhanh hoặc yếu.
- Hiện tượng nổi mề đay.
- Chóng mặt, mất ý thức, ngất xỉu.
- Đau quặn bụng, tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa.
- Da tái nhợt, xanh xao hoặc đổ mồ hôi.
- Bé rơi vào trạng thái lú lẫn hoặc nói lắp.
Phòng ngừa bé bị côn trùng cắn
Để phòng tránh cho bé không bị côn trùng cắn, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Sử dụng các loại thuốc chống côn trùng. Hãy lựa chọn những sản phẩm an toàn cho bé.
- Mặc quần áo màu nhạt và kín cho bé khi ra ngoài trời. Hạn chế quần áo với các màu sặc sỡ và in hoa. Nếu bé đến nơi có nhiều cây và cỏ, hãy mặc quần dài và cho ống quần vào tất cho bé.
- Hạn chế để bé đi chân trần ra bên ngoài. Hãy mang giày bít mũi cho bé khi đi ra ngoài để giữ an toàn.
- Tránh sử dụng các loại xà phòng hay sữa tắm có mùi quá thơm để tránh thu hút các loài ong và côn trùng.
- Tránh để bé đến những khu vực có nhiều muỗi và côn trùng, như vũng nước đọng, bụi rậm hoặc thùng rác mở.
- Đậy kín đĩa thức ăn khi bạn đang ăn bên ngoài.
- Dạy bé không trêu bắt côn trùng và biết cách tránh né côn trùng an toàn.
- Cân nhắc lắp đặt lưới chống côn trùng vào nhà. Mắc màn chống muỗi quanh nôi, giường ngủ, ghế ngồi, cũi, hoặc xe đẩy.
- Kiểm tra và vệ sinh vật nuôi, đảm bảo chúng không có ve chó hay bọ chét.
- Loại bỏ và tiêu diệt các tổ côn trùng sinh sống và ẩn náu quanh nhà bạn.
- Dọn dẹp môi trường xung quanh, loại bỏ các vật dụng chứa nước đọng như máng xối, chậu hoa, lốp xe,…
- Thoa kem chống muỗi và chống côn trùng.
- …
Bé bị côn trùng cắn sưng tấy
Lắp đặt cửa lưới chống côn trùng bảo vệ bé và gia đình bạn
Thay vì lo lắng bé bị côn trùng cắn sưng tấy và tìm cách điều trị, chúng ta có thể chủ động phòng chống côn trùng. Hiện nay, có nhiều giải pháp phòng chống côn trùng phổ biến như thuốc xịt, vợt chống muỗi và côn trùng, và các biện pháp dân gian khác. Nhiều phương pháp sử dụng hoá chất gây ra độc hại và không an toàn cho người sử dụng, nhất là đối với trẻ em và người lớn tuổi. Hiện nay, cửa lưới chống côn trùng được xem là giải pháp hiệu quả và tối ưu để bảo vệ trẻ và gia đình.
Thiết kế cơ bản của cửa lưới chống côn trùng gồm có khung nhôm định hình và phần lưới có khả năng tránh các loại côn trùng. Vì thế, cửa lưới được tạo ra để ngăn cản sự xâm nhập của côn trùng gây hại và bảo vệ không gian sống.
Bên cạnh đó, cửa lưới chống côn trùng hiện nay được thiết kế thông minh và hiện đại, với nhiều mẫu mã đẹp. Giải pháp này vừa chống côn trùng vừa góp phần mang đến không gian thoáng đãng.
Cửa lưới chống côn trùng an toàn, thân thiện với môi trường
Thật vậy, trẻ nhỏ hiếu động thường là đối tượng dễ tấn công của các loại côn trùng. Điều này khiến trẻ đau ngứa khó chịu hoặc những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Thay vì tìm cách xử lý khi bé bị côn trùng cắn sưng tấy, ba mẹ hãy cân nhắc giải pháp phòng tránh như lắp đặt cửa lưới chống côn trùng. Việt Thống chuyên lắp đặt sản phẩm cửa lưới chống muỗi và chống côn trùng trên cả nước. Sản phẩm đảm bảo chất lượng và mang đến hiệu quả ngăn chặn côn trùng gây hại.
Mọi thông tin chi tiết và thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thông qua:
Công ty TNHH SXTMDV Việt Thống Hưng Thịnh
– Địa chỉ: 130C Tô Ngọc Vân, Thạnh Xuân, Quận 12, Hồ Chí Minh
– Số điện thoại: 0909 131 533
– Website: https://cualuoivietthong.vn
Bài viết liên quan bạn nên tham khảo:
Bị côn trùng cắn sưng đỏ ngứa chúng ta nên làm gì?
Vết côn trùng cắn sưng cứng nhất định không được chủ quan
Bị côn gì cắn sưng to và ngứa: Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý
Bị côn trùng cắn sưng mủ có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không?
Cách trị côn trùng cắn sưng và ngứa bạn nên bỏ túi
Con gì cắn mà sưng và ngứa? Xủ lý đúng cách khi bị côn trùng cắn
Bị côn trùng cắn sưng to nên xử lý như thế nào?
Trẻ em bị côn trùng cắn – Cách phòng chống hiệu quả
Trẻ bị côn trùng đốt sưng to – Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả
Côn trùng cắn gây mụn nước – Tìm hiểu cách phòng tránh côn trùng cắn
Thuốc bôi côn trùng cắn cho trẻ em an toàn và hiệu quả
Bài viết bạn nên đọc thêm:
Ruồi Trâu có nguy hiểm hay không? Cách trị ruồi trâu hiệu quả bằng cửa lưới
Ký sinh trùng là gì? Những loài ký sinh trùng nguy hiểm nhất
Tuổi thọ của ruồi – Ruồi sống được BAO LÂU – VÒNG ĐỜI của ruồi nhà
Đánh giá: