Ở những vùng khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, bị kiến cắn là hiện tượng phổ biến. Ảnh hưởng của nó không nguy hiểm nhưng có thể tạo ra các biến chứng và để lại sẹo. Tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn đối với những ai có cơ địa dị ứng.
Chúng ta cần xử lý như thế nào khi bị kiến cắn? Hãy cùng Việt Thống tìm hiểu cách trị kiến cắn đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả tại nhà nhé!
Bị kiến cắn có sao không?
Kiến là loài côn trùng tự vệ bằng cách cắn bằng hàm và kim châm trên đầu hoặc đốt ở đáy nếu chúng cảm thấy bị đe dọa. Hầu hết các loài kiến không phải là mối đe dọa đối với con người.
Khi bị kiến cắn, kiến sẽ ngoạm những chiếc kim châm và giải phóng axit fomic vào da bạn. Một số người bị dị ứng với axit fomic do kiến cắn.
Tùy thuộc vào loại kiến mà bạn bị cắn. Vết cắn của kiến có thể từ không đau đến đau nghiêm trọng. Hầu hết các loài kiến không có kim châm đủ lớn để gây hại cho con người. Kiến lửa là loài gây đau đớn nhất vì chúng tiết ra nọc độc vào da bạn. Nếu bạn bị dị ứng với hoạt chất mà kiến tạo ra khi cắn, vết cắn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng hơn với bạn so với người không bị dị ứng.
Triệu chứng khi bị kiến cắn
Với những loại kiến thường gặp, vết cắn thường sẽ không quá nghiêm trọng. Triệu chứng thường gặp sẽ là:
- Vết kiến cắn bị ngứa châm chích khó chịu
- Có thể bị sưng đỏ
- Thông thường, triệu chứng sẽ tự hết sau khoảng vài giờ. Tránh gãi vết ngứa để không bị sưng mủ.
Nếu chúng ta bị kiến lửa hay những loài kiến có độc tính cắn, triệu chứng sẽ nghiêm trọng hơn bình thường. Bao gồm:
- Vết cắn có thể bị sưng to và có mủ
- Vùng da quanh vết cắn bị đỏ, lan rộng
- Đau nhức nhiều ngày không giảm
- Vết cắn có hiện tượng mủ vàng hoặc trắng đục
- Trẻ em bị kiến độc cắn sẽ khó ngủ và quấy khóc
Trường hợp nặng hơn đối với một số người bị dị ứng với vết kiến cắn. Các triệu chứng dị ứng do kiến cắn là:
- Nổi mề đay và sưng tấy
- Ngứa ngáy khắp cơ thể
- Đau bụng
- Tức ngực hoặc khó thở
- Buồn nôn
- Chóng mặt
Cách trị kiến cắn đúng cách mang lại hiệu quả và an toàn
Loại bỏ kiến ra khỏi cơ thể
Thông thường, chúng ta bị kiến cắn khi vô tình giẫm hoặc ngồi lên tổ kiến khiến chúng bị kích động. Khi bị kiến cắn, việc đầu tiên cần làm là đứng dậy và rời khỏi khu vực đó càng nhanh càng tốt. Sau đó, hãy nhanh chóng nhặt hay giũ kiến ra khỏi cơ thể.
Một vấn đề bạn cần lưu ý là những loài kiến, đặc biệt là kiến lửa. Chúng có hàm răng dưới có khả năng bám chặt nên nếu chỉ giữ thì kiến vẫn chưa rơi khỏi cơ thể bạn. Trong trường hợp nếu quần áo có nhiều kiến lửa bám, bạn nên thay một bộ đồ khác ngay. Sau đó, bạn có thể xử lý vết kiến cắn bằng những cách sau.
Làm sạch bằng xà phòng và quan sát vết kiến cắn
Đầu tiên bạn hãy rửa vết kiến cắn bằng nước xà phòng để vệ sinh và loại bỏ bụi bẩn. Tiếp đến, hãy quan sát những triệu chứng sau khi bị kiến lửa cắn. Nếu da bị sưng và đau bình thường, tình trạng này sẽ tự khỏi sau vài giờ. Nếu có những triệu chứng kèm theo như nổi mề đay, ngứa ở vùng da khác ngoài chỗ kiến cắn, buồn nôn, tiêu chảy, khó thở, sưng họng, chóng mặt… Đây là những triệu chứng dị ứng do kiến lửa cắn.
Dùng đá lạnh để trị vết kiến cắn
Nếu bạn bị kiến lửa cắn sưng to, hãy lấy 1 viên đá lạnh chườm ngay vào vết thương. Viên đá lạnh sẽ làm vết cắn của kiến trở nên dịu lại. Cảm giác tê lạnh sẽ lấn át cảm giác đau nhức và ngứa ngáy.
Bạn nên chườm đá qua một miếng vải hay bọc nilon bao quanh viên đá. Việc chườm đá lạnh trực tiếp lên vùng da bị đau sẽ làm da bị kích ứng.
Cách trị kiến cắn bằng dầu dừa vô cùng hiệu quả
Cơ bản dầu dừa là sản phẩm có tính chất kháng viêm tự nhiên cực kỳ tốt. Khi vết kiến cắn làm cho vùng da bị sưng to lên, bạn hãy bôi dầu dừa vào vết thương. Tính chất kháng viêm của dầu dừa giúp vết thương nhanh chóng hết ngứa và đau rát. Tinh chất này giúp mô biểu bì của vết thương không còn bị sưng to và gây mưng mủ. Hãy thử cách trị kiến cắn đơn giản và an toàn bạn từ dầu dừa và cảm nhận sự hiệu quả nhé.
Lá nha đam giảm sưng rát và làm mát da
Trẻ em thường bị kiến lửa cắn sưng chân và sẽ có những triệu chứng nghiêm trọng. Trẻ không chịu được sẽ khóc quấy và khó ngủ. Khi trẻ gặp tình trạng này, bạn hãy dùng nha đam bôi lên vùng da bị thương của trẻ. Cách này vừa có thể điều trị giảm sưng phù hiệu quả, vừa có khả năng làm mát và tốt cho da trẻ em. Ngoài ra cũng khiến các triệu chứng bị kiến cắn giảm đi và hết nhanh chóng.
Trà túi lọc để trị kiến cắn
Gia đình bạn có thường thưởng thức trà túi lọc không? Nếu có thì hay quá. Sau khi sử dụng những túi trà, bạn đừng vội vứt chúng đi nhé. Vì những túi trà này sẽ có tác dụng rất hiệu quả để điều trị vết thương do kiến cắn đấy.
Bản thân trà chứa chất chống viêm và làm dịu làn da. Khi bị kiến cắn, bạn hãy dùng một túi lọc trà để đắp lên vết cắn. Cách trị kiến cắn này vừa xóa tan cơn ngứa rát vừa giúp dưỡng ẩm da hiệu quả. Cách này còn hiệu quả đối với những làn da nhạy cảm.
Làm giảm vết sưng do kiến cắn bằng giấm táo
Giấm táo có tác dụng ngăn chặn cơn đau và khả năng gây mưng mủ của vết thương. Nguyên liệu này còn giúp vết thương mau lành. Khi bị kiến cắn, hãy bôi giấm táo lên vùng da bị kiến cắn.
Vùng da này sẽ được làm dịu lại cảm giác đau nhức và sưng ngứa ngay.
Cách trị kiến cắn cho trẻ bằng sữa mẹ
Sữa mẹ chắc chắn là nguồn thực phẩm siêu tốt cho trẻ em. Qua sữa mẹ, trẻ được hấp thụ dồi dào nguồn bổ sung chất đề kháng. Bạn biết không? Sữa mẹ cũng là một loại thuốc trị vết kiến cắn sưng phù cực kì hiệu quả đấy.
Nếu trẻ bị kiến cắn, hãy dùng sữa mẹ bôi lên vết kiến cắn. Vùng da bị tổn thương sẽ được làm dịu và hết đau ngứa chỉ sau vài phút.
Kiến cắn làm sao hết sưng? Dùng kem đánh răng thôi
Kem đánh răng có chứa thành phần bạc hà sẽ làm dịu và giảm sưng cho vết thương. Chỉ cần bôi kem đánh răng vào vết thương, sẽ làm chất histamin gây ngứa bị đóng băng. Kem đánh răng cũng làm dịu mát vùng da bị kiến cắn. Hãy chờ kem khô và bóc ra mà thôi.
Bị kiến lửa cắn, hãy sử dụng hành tỏi
Hành tỏi là dược liệu nhà bếp, có khả năng kháng viêm cực kì hiệu nghiệm. Chúng cũng có tính chất sát trùng rất tốt. Như thế, sẽ giúp vết thương tránh nguy cơ nhiễm trùng. Vì thế, tại sao chúng ta lại không sử dụng hành tỏi để điều trị vết kiến cắn nhỉ.
Chỉ cần cắt lát hành hoặc tỏi và bôi lên vùng da bị kiến cắn. Bạn sẽ cảm nhận sự hiệu quả ngay thôi!
Có thể sử dụng thuốc để bôi để làm dịu vết cắn
Sau một ngày bị kiến cắn, nếu trên da tiếp tục xuất hiện những vết sưng phồng và tạo mủ. Chúng ta cần tránh làm vỡ mụn mủ này ra. Thay vào đó, hãy rửa sạch chúng bằng nước xà phòng để tránh nhiễm trùng. Sau đó, chúng ta quan sát xem chúng có dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng hay không.
Nếu vùng da đó vẫn duy trì tình trạng sưng mủ và đổi màu. Bạn hãy đến cơ sở y tế để kiểm tra và được điều trị nhé!
Làm cách nào để giảm nguy cơ bị kiến cắn?
Bị kiến cắn có thể là hiện tượng bình thường với người lớn. Tuy nhiên, tình trạng có thể trở nên nghiêm trọng nếu có nhiều vết đốt hoặc dị ứng với nọc độc của kiến. Đặc biệt là trẻ nhỏ. Trẻ thường có nguy cơ bị kiến cắn vì vẫn chưa ý thức được nguy hiểm khi đụng vào ổ kiến lửa. Do đó, chúng ta có thể sử dụng một số giải pháp để phòng ngừa nguy cơ trẻ bị kiến đốt:
- Tránh xa và dạy trẻ biết quan sát tránh xa ổ kiến. Ổ kiến thường xuất hiện ở những kẽ tường, gốc cây, hay ụ gò đất trong nhà.
- Bạn cần mang quần dài, tất hay đi giày kín chân cho trẻ khi chơi đùa ở ngoài trời. Vì kiến thường bò dưới đất và tấn công đôi chân trước tiên.
- Kiểm tra những tổ kiến, ụ đất kiến làm tổ trong nhà và xung quanh nhà. Đôi khi cần phun thuốc để giảm khả năng trẻ vô tình chạm vào tổ kiến và bị cắn.
Qua bài viết này Việt Thống hy vọng rằng những thông tin này hữu ích cho bạn. Hãy xem và ghi nhớ những cách trị vết kiến cắn đơn giản này để điều trị cho bản thân cũng như gia đình. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết sau nữa.
>>> Sử dụng cửa lưới chống muỗi ngăn kiến xâm nhập. Việc này đảm bảo an toàn cho bản thân và cả gia đình không bị kiến cắn.
Mọi thông tin chi tiết và thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thông qua:
Công ty TNHH SXTMDV Việt Thống Hưng Thịnh
– Địa chỉ: 130C Tô Ngọc Vân, Thạnh Xuân, Quận 12, Hồ Chí Minh
– Số điện thoại: 0909 131 533
– Website: https://cualuoivietthong.vn
– Fanpage: https://www.facebook.com/cualuoivietthong/
– Youtube: https://youtube.com/@cualuoivietthong292/
Đánh giá: