Bệnh sốt xuất huyết là một căn bệnh nguy hiểm. Nguyên nhân chính gây ra bệnh là do virus Dengue xâm nhập vào bên trong cơ thể. Giai đoạn đầu người bệnh sẽ bị sốt, nếu không chữa trị kịp thời bệnh sẽ trở nặng. Lúc này người bệnh sẽ bị các biến chứng nội tạng hoặc xuất huyết. Có thể dẫn tới tử vong trong thời gian rất nhanh.
Bệnh sốt xuất huyết là gì
Bệnh sốt xuất huyết gây ra bởi virus tên là Dengue. Chúng xâm nhập vào cơ thể người thông qua đường máu ( do muỗi Aedes hoặc muỗi vằn đốt ). Căn bệnh này được ghi nhận từ thế kỷ 13 và cho đến nay đã lây nhiệm trên 100 quốc gia. Theo ghi nhận mỗi năm có từ 50 – 1000 ca mắc bệnh.
Theo các tài liệu y học thì sốt xuất huyết là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Con người luôn luôn cảnh giác và đề phòng căn bệnh này. Hạn chế những rủi ro tiếp xúc với loài muỗi Aedes để không bị truyền nhiễm.
Sốt xuất huyết có nguy hiểm không
Sốt xuất huyết là căn bệnh với rất nhiều biến chứng nguy hiểm và tỉ lệ tử vong cao. Căn bệnh này gây ra những biến chứng về nội tạng. Và nguy hiểm hơn là nó có thể gây nên các thể xuất huyết nguy hiểm dẫn đến tử vong.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết:
- Sốc sốt huyết xảy ra khi huyết tương bị thất thoát nặng nề. Nguyên nhân này gây ra hiện tượng giảm tuần hoàn rất nguy hiểm.
- Gây nên hiện tượng xuất huyết nặng.
- Suy tạng, suy gan, suy thận ở thể nặng.
- Gây suy tim và viêm cơ tim.
Tham khảo bài viết: Cách không bị muỗi đốt đơn giản tại nhà bạn nhất định phải biết
Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết
Sau khi đọc đến phần này của bài viết thì các bạn đã biết virus Dengue là nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên bán có biết chính loài muỗi Aedes ( muỗi vằn ) chính là đối tượng truyền nhiễm căn bệnh này.
Bản thân muỗi Aedes mang trong mình virus Dengue. Khi đến thời kì sinh sản muỗi cái sẽ tiến hành hút máu người để đẻ trứng. Lúc này virus bên trong muỗi sẽ theo đường máu tại vết đốt và lây nhiễm cho con người.
Virus Dengue sẽ theo đường máu đi đến toàn bộ các cơ quan nội tạng. Gây nên những triệu chứng sốt trong giai đoạn đầu của bệnh. Sau một thời gian ủ bệnh và không được điều trị đúng cách. Loài virus này sẽ khiến cho chúng ta gặp phải những biến chứng nguy hiểm.
Nếu chúng ta không có những phương pháp điều trị đúng cách và kịp thời. Thì chắc chắn nguy cơ và tỉ lệ tử vong của người nhiễm bệnh là rất cao.
Tham khảo bài viết: Muỗi đốt để lại chấm đỏ – những cách chữa trị hiệu quả
Dấu hiệu nhận biết bệnh xuất huyết
Ở phần thông tin tiếp theo mình xin cung cấp cho bạn 6 dầu hiện nguy hiểm nhận biết sốt xuất huyết. Chỉ cần 1 trong những dấu hiệu này xuất hiện thì bạn cần đến bệnh viện gấp. Nếu không bạn sẽ phải hối hận vì sự chậm trễ của mình.
6 dầu hiệu nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết.
- Xuất huyết: bạn sẽ bị xuất huyết dưới da gây nên các chấm đỏ, chảy máu mũi, nôn ra máu, đại tiện ra phân đen ( xuất huyết bao tử hoặc dạ dày ), kinh nguyệt nhiều bất thường, chảy máu âm đạo.
- Cơ thể khó chịu và gây nôn liên túc.
- Đau bụng dữ dội.
- Ý thức mơ hồ và rối loạn hoặc hơn là xảy ra hiện tượng co giật.
- Tay chân bị lạnh ẩm, xanh tím.
- Hệ hô hấp có vấn đề gây khó thở.
Lưu ý: khi người nhiễm có triệu chứng sốt cao liên tục và không thể khống chế được bằng thuốc sốt thông thường. Lúc này cần đưa người bệnh đến bệnh viện nhanh nhất có thể để điều trị.
Những trường hợp nặng tiểu cầu bị hạ thấp cần nhập viện để theo dõi và chữa trị. Tránh tự ý mua thuốc và chữa trị tại nhà sẽ rất nguy hiểm.
Tham khảo bài viết: Bị muỗi vằn đốt có bị sốt xuất huyết không? – Cách xử lý như thế nào?
Dấu hiệu sốt xuất huyết ở người lớn
Những triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết ở người lớn sẽ mạnh và rầm rộ hơn so với trẻ nhỏ. Tất nhiên những dấu hiệu này cũng dễ nhận biết hơn. Hãy tìm hiểu những dấu hiệu sau để biết và đưa người bệnh đi viện kịp thời.
- Phía sau mắt có cảm giác đau.
- Đầu bị đau nhức nghiêm trọng.
- Xuất hiện sốt cao có thể lên đến 40 độ C ( có khi 40,5 độ C ).
- Phát ban, buồn nôn, ói mửa liên tục.
- Đau nhức xưởng khớp hoặc đau cơ.
- Xuất hiện tình trạng xuất huyết dưới da hoặc xuất huyết trong.
Có những trường hợp nguy hiểm và khó phát hiện như xuất huyết não. Vì những dấu hiệu và triệu chứng không rõ ràng. Lúc này người bệnh dễ dàng bỏ qua và khi phát hiện thường đã quá trễ.
Tham khảo thêm: Bé bị muỗi đốt thường xuyên cha mẹ nên làm gì?
Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em
Một nhóm người có nguy cơ cao nhiễm sốt xuất huyết và rất yếu chính là trẻ em. Do sức đề kháng yếu nên những triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em thường rất dễ nhận ra. Các bậc phụ huynh và người thân nên tham khảo thông tin này để theo dõi con em mình.
5 triệu chứng sốt xuất huyết của trẻ khi phát hiện cần đi viện ngay:
- Trẻ có biểu hiện vật vã, lừ đừ không có sức.
- Đau bụng từ nhẹ dần chuyển qua nặng.
- Da biểu hiện xung huyết do nóng nhưng tứ chi lạnh toát.
- Xuất hiện hiện tượng nôn ói liên tục và đột ngột.
- Trẻ bị xuất huyết tiêu hóa đột ngột không dấu hiệu báo trước.
Lưu ý: trẻ em đôi khi bị sốt theo từng đợt rất nguy hiểm. Buổi sáng trẻ em bình thường nhưng đến tối lại sốt. Lúc này cần đưa trẻ đến bệnh viện để khám và tìm cách điều trị.
Tham khảo thêm: Cách trị vết muỗi đốt hiệu quả, an toàn và nhanh chóng nhất
Giai đoạn bệnh sốt xuất huyết
Giai đoạn sốt
Biểu hiện sốt là một biểu hiện lâm sàng của sốt xuất huyết. Giai đoạn này thông thường kéo dài trong khoảng 2-3 ngày đầu. Những biểu hiện như sau:
- Người bệnh sẽ bị sốt cao từ 39-40 độ C.
- Mệt mỏi, lừ đừ, mất sức, đau xương, đau cơ, đau sau hốc mắt, viêm long đường hô hấp gây khó thở.
- Cảm giác buồn nôn liên tục, chán ăn hoặc ăn kém.
- Xuất hiện xuất huyết dưới da, các chấm đỏ dưới da biểu hiện sự xung huyết.
Lưu ý: Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết thông thường từ 4 – 7 ngày. Sau thời gian trên thì virus đã sinh sản đủ số lượng và bắt đầu phát bệnh với các triệu chứng rõ ràng. Đây là lúc nguy hiểm nhất và nếu không điều trị đúng sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm và dễ tử vong.
Giai đoạn nguy hiểm
Giai đoạn này bắt đầu từ ngày thứ 3-7 trong quá trình bệnh. Trong suốt giai đoạn này các triệu chứng trở nặng và xuất huyết xuất hiện nhiều hơn. Người bệnh sốt cao liên tục và xuất hiện hiện tượng nôn ói liên tục. Nếu không điều trị đúng cách có thể dẫn đến biến chứng hoặc tử vong.
- Các chấm đỏ do xuất huyết dưới da xuất hiện nhiều và đa dạng hơn.
- Chảy máu răng, chảy máu cam, phụ nữ kinh nguyệt không đều và chảy máu âm đạo.
- Xuất huyết đường tiêu hóa với biểu hiện đi đại tiện ra phân đen.
- Có thể bị xuất huyết nặng với trường hợp xuất huyết tạng hoặc xuất huyết não.
- Máu của bệnh nhân bị đặc lại gây giảm huyết áp, nặng hơn thì gây sốc do giảm khối lượng tuần hoàn.
- Khi xuất hiện những triệu chứng: Vật vã, kích thích hay li bì, nôn nhiều, đau bụng không rõ nguyên nhân, đau đầu dữ dội, tiểu ít, dấu hiệu xuất huyết cần đưa người bệnh đến viện để được điều trị kịp thời.
Giai đoạn hồi phục
Sau khi được điều trị kịp thời và đúng cách thì bệnh nhân sẽ tiến đến giai đoạn hồi phục. Thông thường người bệnh sẽ bớt sốt và từ từ giảm các triệu chứng. Sau đấy người bệnh sẽ hết bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên virus không bị tiêu diệt hoàn toàn mà vẫn tồn tại trong cơ thể của chúng ta. Nhưng nó bị kiềm hãm lại bởi hệ miễn dịch của chúng ta.
Cách điều trị sốt xuất huyết
Phần thông tin tiếp theo chính là cách điều trị bệnh sốt xuất huyết. Mà thông thường theo số liệu y tế thì phần lớn người tử vong chính là do tràn dịch phổi. Mà nguyên nhân chính là do chúng ta không biết cách điều trị và không điều trị đúng cách.
Bệnh do virus Dengue mà chúng ta biết thì virus thường sẽ không có thuốc đặc trị hoặc kháng sinh. Vì vậy trong quá trình điều trị sẽ không có việc kê toa thuốc đặc trị virus. Thay vào đó việc chữa trị bệnh sốt xuất huyết sẽ tập trung làm giảm các triệu chứng.
Việc điều trị sốt xuất huyết phải được điều trị theo đúng phác đồ. Chúng ta có rất nhiều phác đồ dành cho người lớn, trẻ em, đàn ông, đàn bà,… Vì vậy bạn nên đưa người bệnh đến bệnh viện để được điều trị đúng.
Trong trường hợp bệnh nhẹ và điều trị tại nhà. Chỉ sử dụng paracetamol để hạ sốt, ngoài ra bạn không được dùng bất kì thuốc nào khác để điều trị. Bạn cũng cần phải để người bệnh được nghỉ ngơi, uống nhiều nước hoặc nước trái cây để tăng sức đề kháng.
Nếu đề phòng trường hợp xuất huyết não hoặc nội tạng thì cần theo dõi. Khi có triệu chứng thì cần đến ngay bệnh viện gần nhất để điều trị.
Cách phòng bệnh sốt xuất huyết
Để phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết thì không quá khó. Quan trọng nhất chính là ngăn ngừa và tiêu diệt muỗi Aedes truyền nhiễm sốt xuất huyết. Dưới đây là một số cách phòng ngừa đơn giản mà bạn có thể tự làm tại nhà.
Loại bỏ nơi sinh sống và sinh sản của muỗi
- Đậy kín những vật dụng chứa nước. Hoặc loại bỏ những vật dụng chứa nước nếu không dùng đến.
- Thả cá vào những vật dụng chứa nước loại lớn ( lu, giếng, chum, vại,… ) để diệt lăng quăng ( bọ gậy ).
- Vệ sinh các vật dụng chứa nước nhỏ trong nhà hằng tuần.
- Dọn dẹp môi trường xung quanh nhà bạn định kì.
- Nếu sử dụng bát nước dưới chân tủ thì nhớ cho muối vào.
Phòng ngừa muỗi đốt truyền bệnh
- Mặc quần áo dài tay khi ở nhà hoặc ra đường.
- Ngủ trong màn ( mùng ) kể cả ban ngày.
- Sử dụng các loại bình xịt muỗi, bẫy muỗi,…
- Lắp đặt cửa lưới chống muỗi để ngăn muỗi vào nhà và đốt bạn.
- Nếu có người nhà bị nhiễm thì nên để người bệnh bên trong màn. Tránh việc muỗi đốt lây sang những người khác trong gia đình.
- Phối hợp với các cơ quan địa phương định kì xịt thuốc diệt muỗi và phòng tránh sốt xuất huyết.
Bạn nên tham khảo: Lưới chống muỗi bao nhiêu tiền
Tổng quan về bệnh sốt xuất huyết
Bài viết trên đây là những thông tin tổng quan về căn bệnh sốt xuất huyết này. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích được cho bạn trong việc phòng chống bệnh.
Ngoài ra bạn hãy sử dụng các dụng cụ ngăn muỗi hoặc các mẹo phòng chống muỗi. Cũng như phối hợp tốt với các cơ quan phòng chống dịch để đảm bảo sức khỏe cho mình.
Nguồn tham khảo:
+ World Health Organization ( WHO ): https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/dengue-and-severe-dengue
+ Centers for Disease Control and Prevention ( CDC ): https://www.cdc.gov/dengue/prevention/prevent-mosquito-bites.html
+ NHS Uk: https://www.nhs.uk/conditions/dengue/
Đọc thêm các bài viết về cách chống muỗi:
Da nổi nốt đỏ như muỗi đốt ngứa nguyên nhân do đâu và cách điều trị
Muỗi đốt sưng to cứng – Nguy hiểm đối với trẻ nhỏ
Chống muỗi cho bé hiệu quả với giải pháp tối ưu của cửa lưới
Muỗi vằn sống ở đâu? Cách phòng ngừa bảo vệ sức khỏe
Bị muỗi đốt nhiều có sao không – Giải đáp cho câu hỏi này nhé
Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt sưng đỏ – Những biện pháp an toàn và hiệu quả
Muỗi cắn làm độc – Muỗi độc và cách xử lý khi bị muỗi độc cắn
Vì sao muỗi đốt lòng bàn chân và cách phòng ngừa
Bệnh sốt rét có nguy hiểm không? Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa
Bệnh sốt xuất huyết là gì? Nguyên nhân gây bệnh và những lưu ý cần biết
Đánh giá: