Ruối là một loại côn trùng mà khi nhắc đến là chúng ta tưởng tượng ngay sợ dơ bẩn. Cũng phải, môi trường sống của ruồi thường ở những nơi có độ bẩn rất cao. Tại đây tập trung rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm dễ lây lăn. Tuy nhiên bạn đã có những hiểu biết đầy đủ về loại ruồi chưa nào. Như tuổi thọ của ruồi, ruồi sống được bao lâu và vòng đời của ruồi. Cùng tìm hiểu về loài ruồi cũng như biết thêm về nguyên nhân ruồi nhiều và khó diệt đến thế.
Nguồn gốc của loài ruồi
Ruồi là một loài côn trùng thuộc bộ Diptera ( trong tiếng Hy Lạp thì “Di” nghĩa là hai và “ptera” là cánh ). Đốt giữa của ruồi có một cặp cánh và phía sau là 1 cặp cánh giữ thăng bằng. Tuy vậy vẫn có một số loài ruồi chỉ có 1 bộ cánh mà thôi.
Độ nguy hiểm của ruồi có thể sánh ngang hàng với muỗi. Bản thân ruồi cũng là côn trùng trung gian truyền rất nhiều bệnh nguy hiểm. Những căn bệnh này hằng năm giết chết rất nhiều người. Đa phần nằm ở Châu Á và Châu Phi, trẻ em là đối tượng dễ bị tử vong do những căn bệnh này gây ra.
Tuổi thọ của ruồi là bao lâu?
Nếu so sánh tuổi thọ của ruồi với tuổi thọ của người thì khá ngắn. Khi ruồi chỉ sống được từ 28-30 ngày tuổi tính từ ngày trứng nở. Trong một cuộc đời ngắn ngủi như vậy nhưng con người cố gắng cách mấy cũng không tiêu diệt hết ruồi.
Lý do mà mọi người thương nói đến là do phản xạ nhanh nhạy của ruồi khi bị đập. Nhưng thật ra nguyên nhân chính khiến chúng ta không tiêu diệt được hết ruồi là do sức sinh sản. Trong cuộc đời của mình, ruồi có thể đẻ đến 900 trứng với tỉ lệ nở rất cao.
Ruồi sống được bao lâu? Chính xác thì ruồi sống được khoảng 28-30 ngày. Trong khoảng thời gian này khi chúng ta chưa diệt được ruồi thì chúng đã lên chức ông nội.
Vậy với thông tin trả lời cho câu hỏi tuổi thọ của ruồi và ruồi sống được bao lâu. Có lẽ bạn đã biết được tuổi thọ của ruồi rất ngắn. Và ở phần tiếp theo chúng ta cùng tìm về vòng đời của ruồi cũng như cấu tạo cơ thể của ruồi nhé.
Vòng đời của ruồi phát triển ra sao?
Con ruồi có 4 giai đoạn phát triển trong suốt vòng đời của mình. Chúng sẽ bắt đầu từ trứng ruồi, ấu trùng, nhộng và cuối cùng là ruồi trưởng thành. Như vậy thì cuộc sống của một con ruồi bắt đầu như sau:
Giai đoạn 1: Trứng ruồi
Vào chu kì sinh sản của ruồi, ruồi đực và cái tiến hành giao phối để bắt đầu quá trình sinh sản. Ruồi cái sau đó sẽ tìm kiếm địa điểm thích hợp để tiến hành để trừng. Nơi ruồi cái đẻ trứng là nơi thích hợp cho trứng tồn tại. Và nơi này cũng chính là nơi lý tưởng cho trứng nở thành ấu trùng và kết kén thành nhộng. Những vị trí thích hợp như xác động vật, bãi rác, hố chôn rác thải, phân động vật và người,…
Mỗi lần sinh sản của ruồi thường đẻ từ 150-200 trứng. Và trong suốt cuộc đời của mình thì ruồi đẻ khoảng 4 lần ( khoảng 900 trứng ) và sau đó chết. Dưới kình phóng đại thì hình dáng của trứng ruồi tương tự như hạt gạo ( nếu trứng ruồi lớn như hạt gạo và chúng đẻ trứng tại nơi sạch sẽ thì vui lắm đấy ).
Trứng ruồi sau khi được đẻ ra sẽ bị ruồi mẹ bỏ mặc tại vị trí đẻ. Chúng mất từ 1-3 ngày ( tùy vào thời tiết ) để chui ra khỏi vỏ thành ấu trùng ruồi.
Giai đoạn 2: Ấu trùng ruồi ( con giòi )
Giòi là loài mà chỉ cần nhìn vào thôi là bạn đã thấy 2 chữ hiện lên trong đầu cỉa mình là “gớm ghiếc”. Ấu trùng ruồi này còn tượng trưng cho cái chết, khi chúng thường xuất hiện trên xác động vật và có cả xác người.
Có rất nhiều người lầm tưởng giòi là một loài độc lập. Nhưng thật ra giòi chỉ là một trong 4 quá trình phát triển trong vòng đời của ruồi.
Con giòi sau khi chui ra khỏi lớp vỏ trứng thì chúng bắt đầu ăn. Thức ăn của chúng thường là xác chết thối rữa tại nơi mà ruồi mẹ đẻ trứng. Công việc duy nhất trong giai đoạn này của chúng chỉ là ăn và ăn. Chúng cần một lượng lớn thức ăn để tích trữ năng lượng cho quá trình tiếp theo.
Sau một khoảng thời gian ăn và tích trữ năng lượng cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Ấu trùng ruồi sẽ tiến hành tìm nơi tối tăm để ẩn nấp và bắt đầu tạo kén.
Ấu trùng của ruồi tuy trông rất gớm ghiếc nhưng chúng cũng được ứng dụng vào nhiều lãnh vực. Chúng ta có thể chế tạo thuốc từ giời, làm phomat, ứng dụng vào điều trị hoại tử,… Giòi cũng là một nguồn thức ăn cho rất nhiều loài bò sát và lông vũ.
Ngoài ra trong ngành pháp y thì giòi cón được ứng dụng để xác định thời gian tử vong. Chúng đã giúp luật pháp điều tra ra rất nhiều vụ án giết người nổi tiếng trên thế giới. Vì vậy mà đôi khi diệt ruồi có khi cũng không thật sự cần thiết.
Nếu thật sự muốn tiêu diệt ruồi, thì cách diệt ruồi hiệu quả nhất vẫn là sử dụng thiên địch của chúng. Ong bắp cày được sử dụng trong cách diệt ruồi này. Những chú ong sẽ tìm và bắt những con giòi để làm nơi đẻ trứng. Khi trứng ong bắp cày nở thì giòi chính là nguồn dinh dưỡng cho con của chúng.
Và bản thân bạn cũng nên cẩn thận với loài ong bắp cày này. Bởi chúng có nọc độc rất mạnh, có thể gây ra tử vong nếu bị chích bởi 3 con trở lên đấy. Lúc đó cơ thể bạn sẽ bị sốc phản vệ, tê liệt hô hấp và thiên đàng sẽ chào đón bạn.
Giai đoạn 3: Nhộng ruồi
Sau khi đã tích trữ đủ năng lượng cho bản thân của giòi. Chúng bắt đầu tìm nơi tối tăm ẩm thấp và tiến hành tạo kén để trở thành nhộng.
Kén của ruồi có hình trụ đầu tròn và cứng dần theo thời gian. Chúng có màu nâu, đỏ và chuyển dần thành màu đen vào cuối giai đoạn phát triển. Có chiều dài kén từ 1mm-2mm và chúng phát triển dần theo quá trình phát triển của giòi.
Trong suốt quá trình này giời được kén bảo vệ, chúng sẽ rơi vào trạng thái ngủ và phát triển dần thành ruồi trưởng thành.
Thời gian để giòi hoàn tất quá trình phát triển này là từ 2-6 ngày tùy vào môi trường và giống loài.
Giai đoạn 4: Ruồi trưởng thành
Khi trải qua thời gian phát triển của giai đoạn nhộng. Lúc này cơ thể của giòi đã thành hình dạng của một con ruồi với đủ 6 chân và một đôi cánh. Ruồi trưởng thành lúc này sẽ tự phá vỡ kén để chui ra ngoài. Kích thước lúc này của ruồi trưởng thành từ 5mm – 8mm.
Mặc dù đã trở thành ruồi trưởng thành nhưng cơ thể ruồi lúc này chưa phát triển đầy đủ. Ruồi trưởng thành cần một khoảng thời gian nữa để phát triển thành ruồi trưởng thành hoàn hảo.
- Ruồi đực: Cần khoảng 16 giờ để phát triển.
- Ruồi cái: Cần đến 24 giờ để phát triển.
Và sau khi đục kén chui ra ngoài thì khoảng 2 ngày sau là ruồi đã bắt đầu sinh sản.
Thông qua 4 giai đoạn phát triển vòng đời của ruồi. Chúng ta có thể tính được tuổi thọ thật của ruồi là khoảng 14 ngày sau khi trải qua 3 giai đoạn phát triển. Từ trứng thành giòi, nhộng và đóng kén lột xác thành ruồi trưởng thành.
Tuy nhiên chỉ cần 14 ngày ngắn ngủi đó thôi 1 con ruồi đã cho ra đời đến 900 hậu duệ của chúng. Mỗi lần bay loanh quanh, ruồi cái gặp ruồi đực sẽ tiến hành giao phối. Sau đó chúng tìm nơi đẻ trứng và sinh sản. 900 trứng sẽ được ruồi cái mang đi khắp nơi trong 14 ngày tuổi thọ của ruồi.
Cấu tạo cơ thể của loài ruồi
Cơ thể ruồi có cấu tạo bao gồm 3 phần là đầu, thân và bung. Trên 3 phần thân thể này có chứa đủ các bộ phận liên quan đến kiếm ăn, sinh sản và bay.
Một con ruồi có các bộ phận cơ thể như sau:
- Râu: Giống như những loài côn trùng và động vật khác. Râu của ruồi có tác dụng như một chiếc rada giúp ruồi xác định được nguồn thức ăn, nước bẩn hay những vị trí tốt cho sinh tồn cũng như sinh sản.
- Mắt: Mắt ruồi tương tự như mắt ong hoặc mắt muỗi khi có cấu trúc cực kì tinh vi. Con mắt của chúng có hàng ngàn điểm thủy tinh thể tí hon giúp cho chúng cảm ứng thị giác ở mọi phương hướng. Vì thế mà góc quan sát và phản ứng của ruồi cực kì rộng. Vậy bạn đã hiểu lý do vì sao chúng ta không đập trúng được ruồi chưa.
- Cặp cánh: Với kích thước nhỏ bé của cặp cánh nhưng hiệu suất của chúng thì đáng kinh ngạc. Tốc độ đập cánh của ruồi nhà có thể lên đến 200 lần/giây, giúp chúng bay lượn thoải mái.
- Chân: Ruồi có tất cả 6 cái được chia đều cho 2 bên cơ thể giúp giữ thăng bằng cực kì tốt. Chân của ruồi có độ bám dính rất tốt và có các bộ phận cảm quan giống chiếc lưỡi. Khi ruồi đậu tại một nơi nào đó sẽ cho chúng biết nơi đó có thích hợp để sinh sản hay không? Hoặc thức ăn nơi đó có ăn được hay không? Vì vậy mà chân ruồi rất bẩn khi chúng thường xuyên đậu vào rất nhiều thứ dơ bẩn.
Môi trường rác thải, xác động vật chết là nơi chính cho ruồi sinh sản và sinh trưởng. Ngoài ra chúng còn tồn tại nhờ vào những chất thải của con người và động vật thải ra hằng ngày.
Chúng ta thường nhầm lẫn ruồi ăn trực tiếp thức ăn thông qua đường miệng. Nhưng thực tế cho thấy chúng sẽ hút thức ăn qua một ống ở đường miệng. Như vậy thức ăn đi vào trong cơ thể của ruồi ở dạng lỏng.
Tác hại của ruồi nhà
Tuổi thọ của ruồi tuy ngắn, vòng đời của ruồi tuy trải qua 3/4 cuộc đời là không thể bay lượn. Nhưng chỉ với 1/4 cuộc đời còn lại của mình chúng đã khiến cho loài người khiếp đảm.
Một số loài ruồi có thiên hướng tìm vật chủ đẻ trứng. Chúng sẽ tiến hành đẻ trứng vào bên trong cơ thể của vật chủ để khi giòi chui khỏi vỏ trứng sẽ trực tiếp ăn thịt vật chủ.
Hoặc chúng khiến con người cảm thấy ghê bởi môi trường sống của ruồi rất dơ. Thấy ruồi ở đâu là xác định nơi đó là nơi dơ bẩn và có nhiều rác thải, xác chết.
Và ruồi còn là loài trung gian truyền rất nhiều loại bệnh nguy hiểm. Gián tiếp gây ra rất nhiều cái chết cho con người và vật nuôi.
Ruồi – Tập trung của rất nhiều sự phiền hà
Khi ruồi xuất hiện kèm theo đó là một sự khó chịu cao độ. Nhất là khi chúng ta đang làm việc, giải trí hoặc nghỉ ngơi. Bởi ruồi thường đậu vào những nơi dơ bẩn mang nhiều mầm bệnh. Nên chúng ta sẽ rất kiêng kị khi nhìn thấy ruồi nhất là khi chúng lảng vảng xung quanh thức ăn. Ngoài ra những thức ăn ruồi đậu vào sẽ mau chóng bị hư hỏng và không thể ăn được.
Cảm giác khó chịu nhất là khi ruồi cứ vo ve và tìm cách đậu lên người chúng ta. Mà chúng ta thì chẳng thể nào đập trúng được ruồi.
Ruồi – Vật trung gian truyền bệnh nguy hiểm
Không chỉ gây phiền hà mà ruồi còn mang lại rất nhiều căn bệnh nguy hiểm cho con người. Khi ruồi đậu vào những nơi chúng tìm kiếm thức ăn cũng như sinh sản. Chúng sẽ mang theo những mầm bệnh nguy hiểm đến cho con người.
Khi mầm bệnh bám vào bên ngoài cơ thể ruồi thì chúng chỉ tồn tại được vài giờ trước khi bị môi trường giết chết. Lúc này chỉ cần chúng đậu vào bất cứ đâu đều sẽ truyền mầm bệnh vào nơi đó.
Khi mầm bệnh đi vào bên trung cơ thể ruồi chúng có thể sống được vài ngày. Lúc này khi ruồi kiếm ăn, mầm bệnh sẽ đi theo đường thức ăn xâm nhập vào nơi ruồi đang ăn.
Những mầm bệnh ruồi mang lại như bệnh đường ruột ( tiêu chảy, kiết lị, thương hàn, tả, giun sán kí sinh,.. ). Ngoài ra còn có một số bệnh ngoài da như mụn cóc, nấm da,…
Cách phòng chống và xử lý ruồi nhà
Sử dụng long não
Long não là loại sáp thơm cứng được bày bán phổ biến trên toàn quốc. Loại sản phẩm này là cách phòng chống muỗi cực kì hiệu quả.
Đặt long não tại những nơi không muốn sự có mặt của ruồi. Mùi của long não không những đuổi được muỗi mà còn giúp bạn đuổi cả muỗi và những loài côn trùng khác. Có thể tăng thêm hiệu năng đuổi côn trùng bằng cách pha long não với nước ấm.
Bạn lưu ý một chuyện là không nên sử dụng quá nhiều long não vì mùi của chúng không dễ chịu mấy. Và nếu nhà bạn có nhiều trẻ nhỏ hay phụ nữ mang thai thì không nên sử dụng cách này.
Sử dụng giấm ăn
Giấm ăn là một trong những cách diệt ruồi không độc hại. Hòa giấm ăn với xà phòng rồi đặt dung dịch đó tại những nơi ruồi thường xuất hiện. Mùi giấm sẽ thu hút ruồi bay đến uống và chúng sẽ ngộ độc xà phòng và chết.
Bạn cũng có thể hòa giấm ăn, xà phòng và bột quế lại. Cho vào bình xịt và xịt vào những nơi ruồi có thể xâm nhập. Đây là dung dịch tự chế đuổi ruồi hiệu quả.
Sử dụng chai nhựa
Cắt lấy phần đầu chai nhựa với kích thước 1/3. Sau đó úp ngược lại tạo thành hình dáng một cái phễu. Cho vào bên trong những loại thức thu hút ruồi.
Khi ruồi bay vào bên trong tìm thức ăn, phần đầu chai sẽ ngăn ruồi bay ra bên ngoài rất hiệu quả. Có thể cho thêm dung dịch nước xà phòng để khi ruồi rớt xuống sẽ chết đuối.
Sử dụng xà phòng và bột ớt
Bột ớt cay xè sẽ khiến côn trùng tránh xa nhà bạn. Hãy hòa xà phòng, bột ớt và nước lại với nhau tạo thành một dung dịch. Cho thêm tinh dầu trái cây hoặc nước trái cây để thu hút ruồi hiệu quả hơn.
Cho dung dịch vào bình xịt và xịt vào những nơi ruồi hay bay đến. Cản thận khi xử dụng cách này vì dung dịch có thể bay vào mắt gây nguy hiểm nhất là người già và trẻ nhỏ.
Sử dụng xà phòng và mật ong
Mật ong sẽ thu hút ruồi bay lại còn xà phòng sẽ giữ chân chúng mãi mãi. Pha trộn hỗn hợp dung dịch xà phòng và mật ong vào một chén lớn. Có thể đặt một chiếc phễu bên trên miệng chén để nâng cao hiệu suất bẫy.
Sử dụng tiêu đen
Mùi nồng nàn từ loại gia vị nấu ăn tiêu đen rất thơm với người nhưng là ác mộng với ruồi. Rất nhiều người đã ứng dụng cách đuổi ruồi tại nhà này và đã thành công.
Lấy tiêu đen hòa chung với đường và lòng đỏ trứng gà. Quậy đều hỗn hợp sau đó đặt vào những nơi có nhiều ruồi tụ tập. Bạn sẽ thấy hiệu quả ngay lập tức.
Sử dụng lá bạc hà
Cách đuổi và diệt ruồi này có thể được xem là vừa an toàn mà còn giúp ngôi nhà thêm thơm hơn. Mùi tinh dầu bạc hà là một thức mùi mà ruồi cực kì ghét.
Hãy lấy lá bạc hà khô cho vào túi lưới treo khắp nhà. Nhà vừa thơm vừa đuổi ruồi hiệu quả bằng lá bạc hà. Cũng có thể sử dụng tinh dầu bạc hà để xịt khắp phòng.
Sử dụng tinh dầu thiên nhiên
Cách diệt ruồi này được xem là lành tính nhất trong những cách diệt ruồi mà chúng ta được biết. Ngoài đuổi ruồi đi cách này còn giúp không gian sống của bạn thêm mùi thơm dễ chịu.
Nếu nhà bạn có người già hoặc nhiều trẻ nhỏ, cách diệt ruồi không hóa chất này rất thích hợp. Có rất nhiều loại tinh dầu để lựa chọn như: cam, chanh, sả,…
Sử dụng túi ni lông chứa nước
Cách đuổi ruồi đơn giản bằng túi ni lông chứa nước trong đơn giản nhưng lại cực kì hiệu quả. Mắt ruồi có cấu tạo phức tạp giúp ruồi cảm ứng được ánh sáng rất cao. Khi treo túi ni lông chứa nước sẽ khiến ánh sáng bị khúc xạ và ruồi sẽ mất cảm giác về phương hướng.
Tuy cách đuổi ruồi này có hiệu quả cao nhưng nó chỉ có thể áp dụng vào ban ngày hoặc nơi có ánh sáng.
Vệ sinh môi trường sạch sẽ
Cách phòng chống muỗi đơn giản nhất và ít tốn kém nhất là đây. Không cần tốn tiền, không cần kinh nghiệm hay hiểu biết khoa học gì. Chỉ cần đứng dậy và bắt đầu dọn dẹp từ trong ra ngoài. Loại bỏ những nơi ẩm thấp, rác thải, xác động vật chết,…
Môi trường sống sạch sẽ mang lại cho bạn cảm giác dễ chịu và an lành. Và môi trường sống sạch sẽ khiến cho côn trùng có hại không còn nơi sinh sản.
Sử dụng cửa lưới chống muỗi
Cửa lưới chống muỗi hay còn gọi là lưới ngăn muỗi là sản phẩm cực kì hữu ích. Bảo vệ bị động ngăn côn trùng khỏi ngôi nhà của bạn liên tục không ngừng nghỉ.
Con trùng sẽ không thể xâm nhập vào nhà của bạn và môi trường sống của bạn sẽ thêm phần trong lành. Ngoài ra có rất nhiều kiểu dáng và màu sắc để chọn sao cho phù hợp nội thất.
Sử dụng cửa lưới chống muỗi có thể giúp ngôi nhà tránh được rất nhiều phiền phức từ côn trùng. Liên hệ ngay hotline: 090.9131.533 để được tư vấn và báo giá cửa lưới chống muỗi sớm nhất.
Một số loài ruồi phổ biến
Ruồi trâu ( Tabanidae )
“Ruồi Trâu” là một tác phẩm văn học nổi tiếng được lấy tên dựa theo loài ruồi này. Đây là một giống ruồi chuyên sống bên cạnh và hút máu gia súc, gia cầm. Nhưng thú vị là chúng rất giống muỗi khi chỉ có ruồi trâu cái hút máu còn ruồi trâu được chỉ ăn phấn và mật hoa.
Vết cắn của ruồi trâu thật sự rất đau, miệng chúng có cấu tạo như những chiếc dao bén ngót. Chúng dùng miệng để rạch da và tiến hành hút máu.
Có thể nói ruồi trâu thật sự là một “Sumo” trong lành ruồi trái đất. Khi kích thước cơ thể trưởng thành của ruồi trâu có thể lên đến 25mm. Quá là kinh khủng phải không các bạn.
Tham khảo bài viết: Cách trị ruồi trâu
Ruồi xám ( Sarcophagidae )
Cơ thể ruồi xám cũng thuộc hàng khá lớn khi đạt đến từ 6mm – 14mm. Đặc điểm nhận dạng của loài ruồi này chính là phần ngực mà xám với 3 sọc đen.
Môi trường yêu thích của ruồi xám là xác động vật và thức ăn ôi thiu. Sau khi nở thành trứng và bắt đầu ăn tại chỗ những thức ăn xung quanh. Vài ngày sau ấu trùng ruồi xám tìm nơi khô ráo tạo kén và trở thành nhộng.
Ruồi cống ( Drain Fly )
Nghe đến tên của loài ruồi này thì cũng đoán được chúng sống ở đâu rồi. Chúng còn có rất nhiều cái tên khác như drainfly, sewagefly, mothly,… Ấu trùng của loài ruồi này thường sinh sống và tìm thức ăn tại những nguồn hữu cơ bên trong cống.
Chúng có chiều dài cơ thể trưởng thành từ 2mm trở lên. Thời gian trứng nở thành ấu trùng từ 1 – 6 ngày và thời gian để trở thành nhộng khá lâu ( 10 – 50 ngày ). Và nhộng lại mất từ 1 – 3 ngày để trở thành ruồi trưởng thành.
Ruồi giấm / Ruồi trái cây ( Drosophila Species )
Kích thước của loài ruồi này rơi vào tầm 3mm tương đối nhỏ. Thức ăn ưa thích của chúng là các loại nước trái cây. Bản thân loài ruồi này khi tiến hành hút nước trái cây sẽ làm cho chúng dễ lên men gây hư hỏng.
Có thể tìm thấy loài ruồi này tại những nhà máy bia, vườn trái cây hoặc trong bếp nhà bạn. Loài ruồi này còn được xem như chuột bạch thí nghiệm rất hiệu quả.
Ruồi cát ( Spiriverpa Lunilata )
Loài ruồi này đặc biệt hơn các loài ruồi khác khi chúng chỉ xuất hiện vào khoản tháng 4 đến tháng 9. Nơi sinh sống chủ yếu của loài ruồi này là những vùng có nhiều cát.
Kích thước của ruồi trưởng thành khá dài từ 10mm – 11mm. Cơ thể của ruồi cát có rất nhiều màu sắc theo từng bộ phận cơ thể. Thân hình màu xám và có mắt màu ánh động.
Khi trong giai đoạn ấu trùng chúng cuộn lại thành hình chữ “U” chứ không suôn thẳng. Và nơi nhộng thích nhất chính là trong cát mềm.
Ruồi nhặng xanh ( Lucilia Sericata )
Ở những bãi rác, bãi phân hoặc những nơi có xác chết động vật phân hủy. Chúng ta dễ dàng bắt gặp được loài ruồi này xuất hiện. Đặc điểm nhận dạng của chúng chính là màu sắc xanh óng trên cơ thể của chúng.
Kích thước con trưởng thành từ 6mm – 13mm, thời gian ấu trùng tiến hóa thành nhộng khá lâu từ 7 – 12 ngày. Nhưng chỉ mất 18 tiếng để trứng nở.
Kết luận
Như vậy là chúng ta đã có rất nhiều thông tin về loài ruồi. Ví dụ như tuổi thọ của ruồi, vòng đời của ruồi có bao nhiêu giai đoạn và ruồi sống được bao lâu thì chết. Ngoài ra chúng ta còn biết thêm một số loài ruồi phổ biến trên trái đất.
Ngoài những cách diệt ruồi cũng như việc phòng chống ruồi được nêu trong bai viết. Còn có rất nhiều cách khác hiện đang được áp dụng hằng ngày. Bạn có thể tìm hiểu thêm và áp dụng nó vào việc ngăn ruồi xâm nhập vào nhà của bạn.
Cuối cùng chỉ là lưu ý dành cho bạn. Hãy tránh xa loài ruồi để bảo vệ sức khỏe của bản thân và cho mọi người xung quanh.
Mọi thông tin chi tiết và thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thông qua:
Công ty TNHH SXTMDV Việt Thống Hưng Thịnh
– Địa chỉ: 130C Tô Ngọc Vân, Thạnh Xuân, Quận 12, Hồ Chí Minh
– Số điện thoại: 0909 131 533
– Website: https://cualuoivietthong.vn
– Fanpage: https://www.facebook.com/cualuoivietthong/
– Youtube: https://youtube.com/@cualuoivietthong292/
Bài viết bạn nên đọc thêm:
Bé bị côn trùng cắn sưng tấy: Phụ huynh nên làm gì?
Ruồi Trâu có nguy hiểm hay không? Cách trị ruồi trâu hiệu quả bằng cửa lưới
bị côn trùng cắn sưng phù
Đánh giá: