Tại Việt Nam, sốt xuất huyết là một trong những bệnh truyền nhiễm theo mùa, phổ biến và tạo nên các biến chứng rủi ro đến tính mạng nếu không được xử lý kịp thời.
Sốt xuất huyết có thể gặp ở bất kỳ thời điểm nào trong năm nhưng bùng phát mạnh nhất vào mùa mưa – thời điểm muỗi sinh sản và phát triển thuận lợi. Muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết là điều cần quan tâm để giải quyết kịp thời. Nếu không xử lý bệnh sốt xuất huyết đúng cách, tình trạng bệnh sẽ kéo dài và gây ra những biến chứng nặng.
Tham khảo bài viết: Muỗi đốt để lại chấm đỏ – những cách chữa trị hiệu quả
Tình hình sốt xuất huyết tại nước ta
Sốt xuất huyết không phải là căn bệnh xa lạ tại Việt Nam. Bởi nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tạo điều kiện cho sự sinh sản của muỗi vằn. Tình hình các ca nhiễm sốt xuất huyết diễn ra phổ biến nhưng không cố định. Thời điểm bùng dịch sốt xuất huyết cao nhất thường diễn ra từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm.
Theo WHO, tỷ lệ mắc sốt xuất huyết trên 100.000 dân đã tăng từ 120 vào năm 2009 lên 194 vào năm 2017 (tương đương 105.370 ca năm 2009 và 184.000 ca năm 2017). Tình hình mắc bệnh có thể diễn ra trên cả nước. Song, hầu hết các ca nhiễm bệnh và tử vong xảy ra nhiều ở khu vực miền Trung và miền Nam.
Trong khi đó, ghi nhận tại Cổng thông tin điện tử của Bộ Y Tế, trong năm 2022. Số ca mắc sốt xuất huyết trên cả nước là 211.388, trong đó có 87 ca tử vong. Số ca mắc và tử vong so với cùng kỳ năm trước đều tăng.
Như vậy, tình trạng sốt xuất huyết là phổ biến tại nước ta và có thể gây ra những nguy cơ về sức khỏe. Vì thế, việc phòng tránh và điều trị là hết sức quan trọng. Nội dung tiếp theo, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xem muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết. Và các triệu chứng kèm theo trong từng giai đoạn phát bệnh.
Tham khảo bài viết: Bị muỗi vằn đốt có bị sốt xuất huyết không? – Cách xử lý như thế nào?
Bị muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết?
Thống kê trên đây cho thấy nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết do muỗi vằn ngày càng gia tăng tại Việt Nam. Liên quan đến căn bệnh này, một trong những câu hỏi đặt ra là bị muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết.
Thời gian ủ bệnh của sốt xuất huyết
Khi bị muỗi vằn đốt, virus sốt xuất huyết xâm nhập vào máu. Thời gian ủ bệnh không triệu chứng tùy vào cơ địa và sức đề kháng của mỗi người, kéo dài từ 3 đến 14 ngày.
Giai đoạn sốt của sốt xuất huyết
Sau khi ủ bệnh, người nhiễm bệnh sốt xuất huyết có những triệu chứng đầu tiên. Người bệnh bắt đầu sốt từ 2 ngày đến 1 tuần, không giảm khi uống thuốc hạ sốt. Cùng một số triệu chứng khác: nhức đầu, mệt mỏi xương, cơ và khớp, đau họng, nhức hai bên hốc mắt, đau vùng thượng vị và tiêu chảy, da xung huyết, chảy máu chân răng, phát ban, chán ăn, buồn nôn,…
Khi trẻ em bị sốt xuất huyết, triệu chứng thường là sốt, đau họng và đau bụng. Khi hạ sốt, trẻ có thể xuất huyết nhẹ dưới da và chảy máu mũi, nổi ban và gây ngứa.
Giai đoạn sốt xuất huyết nguy hiểm
Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 sau khi bị sốt được xem là giai đoạn nguy hiểm. Người nhiễm bệnh có thể giảm hoặc sốt cao hơn. Trong giai đoạn này, những triệu chứng nặng sau đây được xem là nguy hiểm:
- Thoát huyết tương do bị tăng tính thấm thành mạch.
- Tràn dịch phổi với triệu chứng căng tức ngực, đau ngực khi đổi tư thế và khó thở.
- Tràn dịch màng bụng cùng triệu chứng chướng bụng.
- Đau tức vùng thượng vị hoặc vùng dưới sườn do gan phình to, li bì, chân tay và toàn thân lạnh, tiểu ít.
- Xuất huyết dưới da với các nốt hoặc các mảng đỏ dưới da.
- Trường hợp nguy hiểm hơn có thể là xuất huyết nội tạng với các triệu chứng nôn, ho hay đi tiểu ra máu, ra máu bất thường ở âm đạo,…
Giai đoạn này, người bệnh cần được chăm sóc, quan sát các triệu chứng để xử lý kịp thời.
Giai đoạn người bệnh phục hồi
Qua giai đoạn nguy hiểm, sức khỏe người bệnh dần hồi phục, hết sốt, huyết áp ổn định, thèm ăn và tiểu nhiều. Tuy vậy, người bệnh vẫn cần được chăm sóc đúng cách và cẩn thận.
Tham khảo thêm: Bé bị muỗi đốt thường xuyên cha mẹ nên làm gì?
Xử lý như thế nào với những trẻ bị muỗi đốt gây sốt xuất huyết
Đối với trẻ bị nhiễm sốt xuất huyết, ba mẹ cần chăm sóc cẩn thận và quan sát kỹ lưỡng để tránh những biến chứng nguy hiểm nêu trên.
Những điều ba mẹ nên làm khi trẻ bị sốt xuất huyết
- Đưa trẻ đi thăm khám và xét nghiệm máu tại cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.
- Áp dụng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung những loại thức ăn bổ máu, uống bù nước với vitamin và khoáng chất.
- Trẻ được chăm sóc đúng cách thì trong vòng 48 đến 72 giờ, sẽ hết sốt, giảm các triệu chứng bệnh.
- Khi trẻ thuyên giảm, ba mẹ nên đưa trẻ đi tái khám.
Những việc không nên làm khi trẻ bị sốt xuất huyết
- Không tự ý cho trẻ uống thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
- Tránh bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ bằng cách truyền khoáng, truyền dịch khi chưa được bác sĩ chỉ định. Việc này có thể tạo ra những biến chứng nặng do cơ thể không thể hấp thu.
Tham khảo thêm: Muỗi độc và cách xử lý khi bị muỗi độc cắn
Dấu hiệu nhận biết người bệnh sốt xuất huyết đã khỏi bệnh
Thời gian khỏi bệnh sốt xuất huyết tùy thuộc vào sức đề kháng và cách chăm sóc người bệnh. Vậy hết sốt có phải là người bệnh đã hết sốt xuất huyết. Thật ra, sau giai đoạn sốt là chuyển qua giai đoạn nguy hiểm. Người bệnh chỉ khỏi sốt xuất huyết khi có những dấu hiệu sau:
- Cơ thể bớt mệt mỏi: Người bệnh có thể hết sốt nhưng vẫn có thể mệt lả trong giai đoạn nguy hiểm. Vì thế, nếu cơ thể khỏe hơn, bớt mệt và ăn uống ngon miệng nghĩa là người bệnh đang dần hồi phục.
- Những nốt ban mới không xuất hiện: Trong giai đoạn sốt, người bệnh sẽ phát ban và xuất hiện nhiều hơn. Khi cơ thể hồi phục, người bệnh sẽ không nổi các nốt ban mới.
- Đi tiểu nhiều hơn: Tình trạng sốt kéo dài khiến cơ thể bị mất nước nghiêm trọng nên người bệnh thường đi tiểu rất ít. Sau 5 đến 7 ngày điều trị, người bệnh đi tiểu nhiều hơn đồng nghĩa với việc cơ thể không còn mất nước và đang dần hồi phục.
- Các nốt xuất huyết mờ dần: Người bệnh thường bị nổi nhiều nốt xuất huyết gây ra cảm giác ngứa ngáy trong giai đoạn sốt và nguy hiểm. Nếu các nốt xuất huyết mờ dần, chứng tỏ người bệnh dần khỏi bệnh.
Tham khảo thêm: Cách trị muỗi đốt hiệu quả, an toàn và nhanh chóng nhất
Cách phòng tránh muỗi đốt cho cả nhà
Muỗi là loài côn trùng có khả năng truyền nhiễm bệnh sốt xuất huyết và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Để bảo vệ sức khỏe cho gia đình, chúng ta cần chủ động phòng tránh muỗi hiệu quả. Một số biện pháp phòng chống muỗi quan trọng như sau:
- Trong các cách phòng tránh muỗi, lắp đặt cửa lưới chống muỗi là giải pháp tối ưu và bền vững nhất. Cửa lưới chất lượng như một lớp phòng vệ hiệu quả để bảo vệ không gian không bị muỗi xâm nhập.
- Vệ sinh và dọn dẹp xung quanh nơi ở và loại bỏ môi trường sinh sản của muỗi.
- Đậy kín và vệ sinh thường xuyên dụng cụ chứa nước sinh hoạt hoặc nước thải để loại trừ trứng và ấu trùng muỗi.
- Các bể nước ngoài trời cần có biện pháp làm sạch phù hợp để diệt loăng quăng, bọ gậy…
- Mắc màn khi ngủ, đặc biệt là trẻ em.
- Tránh những nơi muỗi tập trung nhiều. Khi tới những nơi muỗi nhiều, cần mặc quần áo dài tay, bôi kem hay xịt muỗi để tránh bị muỗi đốt.
- Sử dụng các dụng cụ diệt muỗi như đèn diệt muỗi, vợt điện, nhan chống muỗi…
- Có thể áp dụng biện pháp phun thuốc diệt muỗi khi dịch bùng phát.
Trên đây là những thông tin liên quan đến sốt xuất huyết. Hy vọng những nội dung này giúp bạn tham khảo hữu ích và trả lời câu hỏi bị muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết. Bên cạnh những hiểu biết về sốt xuất huyết, chúng ta hãy chủ động phòng chống muỗi hiệu quả để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình nhé.
Cửa lưới chống muỗi hiện đang là cách chống muỗi an toàn, hiệu quả và bền vững nhất. Đừng ngại liên hệ với Việt Thống để được tư vấn về cách phòng chống muỗi và cửa lưới chống muỗi nhé.
Mọi thông tin chi tiết và thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thông qua:
Công ty TNHH SXTMDV Việt Thống Hưng Thịnh
– Địa chỉ: 130C Tô Ngọc Vân, Thạnh Xuân, Quận 12, Hồ Chí Minh
– Số điện thoại: 0909 131 533
– Website: https://cualuoivietthong.vn
– Fanpage: https://www.facebook.com/cualuoivietthong/
– Youtube: https://youtube.com/@cualuoivietthong292/
Đọc thêm các bài viết về cách chống muỗi:
Da nổi nốt đỏ như muỗi đốt ngứa nguyên nhân do đâu và cách điều trị
Muỗi đốt sưng to cứng – Nguy hiểm đối với trẻ nhỏ
Chống muỗi cho bé hiệu quả với giải pháp tối ưu của cửa lưới
Muỗi vằn sống ở đâu? Cách phòng ngừa bảo vệ sức khỏe
Bị muỗi đốt nhiều có sao không – Giải đáp cho câu hỏi này nhé
Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt sưng đỏ – Những biện pháp an toàn và hiệu quả
Cách không bị muỗi đốt đơn giản tại nhà bạn nhất định phải biết
Cách đuổi muỗi trong phòng máy lạnh – Không gian mát mẻ, an toàn
Muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết, điều bạn nên biết
Bị muỗi đốt làm sao cho hết sưng – Cách phòng và chữa hiệu quả nhất
Đánh giá: