Bị côn trùng cắn có gây nguy hiểm đến sức khỏe hay không? Dấu hiệu bệnh như thế nào? Nếu bạn chưa có kiến thức trong việc chữa trị khi bị côn trùng cắn sưng mủ hay sưng đỏ và ngứa thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Việt Thống nhé!
Côn trùng luôn luôn mang đến những mối nguy hại trong cuộc sống thường ngày của chúng ta. Nếu chẳng may bị côn trùng cắn sưng mủ thì bạn nên nhanh chóng có cách xử lý để tránh những biến chứng xấu. Mức độ tổn thương do côn trùng đốt thường không quá nghiêm trọng. Vậy nhưng một số trường hợp nọc độc của côn trùng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi điểm qua những dấu hiệu cũng như cách xử lý khi bị côn trùng cắn sưng.
Bị côn trùng cắn là như thế nào?
Trong tự nhiên, rất nhiều loại côn trùng khi tiếp xúc với da thịt con người sẽ thể gây ra những vết cắn hay thường gọi là vết đốt rất khó chịu, gây ra ngứa ngáy hoặc đau đớn.
Bị con gì cắn sưng to và ngứa? Những loài côn trùng như: Kiến, muỗi, ong, bọ chét,… đều có thể khiến bạn gặp tình trạng như trên.
Dấu hiệu của côn trùng cắn
Tùy thuộc vào nhiều yếu tố sẽ có những dấu hiệu và tình trạng vết cắn nhất định. Dưới đây là một số dấu hiệu khi bị côn trùng cắn sưng mủ:
Bị côn trùng cắn sưng đỏ, ngứa
Thường thì trẻ bị côn trùng cắn chỉ có những phản ứng nhẹ như ngứa ngáy, sưng tấy đỏ,…
Ta có thể phân biệt dựa vào đặc điểm của vết thương cũng như vị trí bé bị côn trùng cắn sưng tấy, ví dụ như:
- Vết côn trùng cắn sưng đỏ có thể do vết muỗi đốt hoặc ruồi cắn. Có thể nhận thấy được một đốm nhỏ ở giữa vết muỗi đốt.
- Vết cắn của bọ chét sẽ gây ra những đám mụn nhỏ, sưng đỏ và ngứa. Các đốm này xuất hiện ở vùng da có quần áo ôm sát, chẳng hạn như quanh dây thắt lưng.
- Vết cắn của rệp giường sẽ khiến trẻ có vết màu đỏ và ngứa, cũng có thể nổi mụn nước và tập trung thành hai, ba hàng.
Bị côn trùng cắn sưng mủ
Khi bị côn trùng cắn sưng mủ, cảm giác đầu tiên có thể cảm nhận được là đau ở vùng bị cắn hay ngứa dữ dội. Thông thường, với các loại côn trùng có độc sẽ khiến vết cắn trở nên sưng tấy, chảy mủ và đau nhức.
Nhiễm trùng có thể do côn trùng đốt như ve, ruồi vàng, bọ chét, muỗi, ong,… Bị côn trùng cắn sưng mủ, cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế để có cách chữa côn trùng đốt hiệu quả nhất.
Bị côn trùng cắn sưng phù và ngứa
Những loại côn trùng cắn để lại phản ứng sau khi đốt gồm: kiến lửa, ong bắp cày, ong mật, muỗi,..
Trong trường hợp côn trùng đốt nhưng không gây châm chích, ngộ độc hay các triệu chứng như ngứa, sưng tấy thì mức độ nguy hiểm không đáng kể.
Vậy nhưng, những vết cắn này có thể sẽ là nguyên nhân gây ra các bệnh truyền nhiễm như sốt rét, sốt xuất huyết, sốt Chikungunya, bệnh Rickettsial.
Thông thường, các triệu chứng của vết côn trùng cắn sưng cứng thường ở tay và sưng trong vòng vài giờ hoặc vài ngày. Nhưng nếu nó ở mức độ nghiêm trọng thì cơ thể sẽ có phản ứng lan tỏa.
Lúc này, bạn sẽ cảm nhận được sự khó chịu do ngứa, thậm chí trở nên đau nhức khắp người thì phải cần đưa ngay đến cơ sở y tế để thăm khám.
Bị côn trùng đốt sưng mắt
Khi bị các loại côn trùng như kiến lửa, kiến ba khoang, ong, muỗi,… cắn vào gần mắt sẽ gây hiện tượng sưng tấy, ngứa ngáy khắp cả bầu mắt.
Vì mắt là bộ phận nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương nên khi trẻ sơ sinh bị côn trùng đốt, các bậc phụ huynh cần cẩn thận khi xử lý vết thương. Cách tốt nhất là nên hỏi ý kiến của bác sĩ, y tá, nhân viên y tế,…
Bị côn trùng cắn nổi mụn nước
Ruồi, muỗi, kiến, nhện, ong,ve, rận, bọ chét,… là những loại côn trùng cắn nổi bọng nước. Vết cắn ban đầu chỉ là vết thương rất nhỏ nhưng về sau, nó sẽ sưng to bởi phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với lông, ngòi của côn trùng hay từ chính vết cắn gây ra.
Phản ứng ngay tức thì khi bị cắn là đau nhức và ngứa. Sau đó sẽ nổi các nốt sưng phù, mẩn ngứa. Mụn nước sẽ nổi trong vòng 48 giờ sau khi bị côn trùng đốt.
Bạn nên tham khảo bài viết: Bị côn trùng cắn sưng đỏ ngứa chúng ta nên làm gì?
Cách trị khi bị côn trùng cắn sưng mủ
Khi bị côn trùng cắn, các dấu hiệu gây ra nếu không nhanh chóng điều trị sẽ dẫn tới tổn thương ngoài da, gây viêm hoặc có thể nhiễm trùng da.
Ở mức độ nhẹ thì vết thương sẽ tự khỏi, bạn cần chú ý làm sạch vết thương cũng như xử lý vết côn trùng cắn đúng cách để tránh gây tổn thương tới da. Vậy, khi bị côn trùng đốt nên bôi thuốc gì?
Thuốc bôi côn trùng cắn cho trẻ
Trên thị trường đang bày bán rất nhiều sản phẩm thuốc bôi khi bị côn trùng cắn sưng mủ, sưng tấy, ngứa ngáy khiến nhiều cha mẹ không khỏi hoang mang bằng con mình bị thì nên bôi thuốc gì?
Bạn cần lưu ý, không phải sản phẩm nào cũng mang lại hiệu quả và an toàn cho làn da của trẻ, đặc biệt là với tình trạng côn trùng cắn trẻ sơ sinh.
Vậy nên, cha mẹ cần lựa chọn những loại thuốc, loại kem có nguồn gốc rõ ràng dùng bôi vào vết thương khi bé bị côn trùng đốt.
Thuốc bôi côn trùng đốt cho người lớn
Khi bị côn trùng cắn sưng to, bạn có thể sử dụng loại kem bôi calamine hay thuốc muối. Nếu bạn cảm thấy ngứa dữ dội, bạn có thể sử dụng kem hydrocortisone theo chỉ định của bác sĩ.
Trong trường hợp bị côn trùng cắn ngứa và sưng có thể sử dụng kem bôi da Yoosun rau má để có thể cải thiện những triệu chứng này. Đây cũng chính là giải đáp cho câu hỏi bị côn trùng cắn nên bôi thuốc gì?
Cách phòng ngừa cho trẻ khi bị côn trùng cắn
Dưới đây là một số biện pháp giúp ngăn ngừa trẻ bị côn trùng cắn, các bậc cha mẹ cần biết:
- Cho bé mặc quần áo kín khi đi ra ngoài, không nên mặc các loại quần áo màu sắc đậm khi tới những vùng nhiều cây cối rậm rạp. Không nên để bé đi chân đất mà mang giày kín. Cho bé mặc quần dài để an toàn nhất.
- Không nên sử dụng dầu rửa, xà phòng và sữa tắm quá thơm làm thu hút côn trùng tới.
- Không nên tới những khu vực có nhiều côn trùng như: bụi cây rậm rạp, thùng rác hay vũng nước đọng, ao tù,..
- Nên dùng thuốc chống côn trùng để đảm bảo an toàn cho trẻ em. Nếu lựa chọn sản phẩm, cũng nên chọn sản phẩm tốt và chất lượng.
- Dạy trẻ không nên bắt hoặc trêu đùa với các loại côn trùng nguy hiểm như ong, để không bị đốt.
- Làm kín những không gian hở của ngôi nhà bạn đang ở.
- Sử dụng màn, cửa lưới chống muỗi, cửa chống côn trùng để ngăn cản côn trùng cắn sưng.
- Tiêu diệt các tổ ong, tổ côn trùng có trong vườn, trong nhà của bạn.
Trên đây là những thông tin về côn trùng cắn sưng mủ, dấu hiệu và cách khắc phục triệu chứng này. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn có thể hạn chế được tình trạng bị côn trùng cắn sưng mủ.
Nếu bạn muốn có thêm những kiến thức hữu ích hay mua sản phẩm cửa lưới chống côn trùng thì hãy gọi ngay cho Việt Thống nhé. Chúng tôi cam kết sẽ đem lại sự hài lòng của quý khách khi sử dụng sản phẩm tại đây.
Với uy tín và chất lượng số một thị trường cùng những chương trình ưu đãi hấp dẫn, hứa hẹn sẽ đem lại niềm tin cho Khách hàng.
Mọi thông tin chi tiết và thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thông qua:
Công ty TNHH SXTMDV Việt Thống Hưng Thịnh
– Địa chỉ: 130C Tô Ngọc Vân, Thạnh Xuân, Quận 12, Hồ Chí Minh
– Số điện thoại: 0909 131 533
– Website: https://cualuoivietthong.vn
– Fanpage: https://www.facebook.com/cualuoivietthong/
– Youtube: https://youtube.com/@cualuoivietthong292/
Bài viết liên quan bạn nên tham khảo:
Bị côn trùng cắn sưng đỏ ngứa chúng ta nên làm gì?
Vết côn trùng cắn sưng cứng nhất định không được chủ quan
Bé bị côn trùng cắn sưng tấy: Phụ huynh nên làm gì?
Bị côn gì cắn sưng to và ngứa: Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý
Cách trị côn trùng cắn sưng và ngứa bạn nên bỏ túi
Con gì cắn mà sưng và ngứa? Xủ lý đúng cách khi bị côn trùng cắn
Bị côn trùng cắn sưng to nên xử lý như thế nào?
Trẻ em bị côn trùng cắn – Cách phòng chống hiệu quả
Trẻ bị côn trùng đốt sưng to – Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả
Côn trùng cắn gây mụn nước – Tìm hiểu cách phòng tránh côn trùng cắn
Thuốc bôi côn trùng cắn cho trẻ em an toàn và hiệu quả
Bài viết bạn nên đọc thêm:
TUỔI THỌ của kiến là bao nhiêu ngày? Cách diệt kiến HIỆU QUẢ bạn nên biết.
MUỖI – Loài SÁT THỦ bé nhỏ và TUỔI THỌ CỦA MUỖI là bao lâu
Vòng đời của chuồn chuồn – Những nhận định sai lầm về chuồn chuồn
Đánh giá: