Bị bọ xít cắn ( đốt ) sẽ trở nên nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời và đúng kĩ thuật. Những vết cắn sẽ bị bỏng ngứa hoặc nếu trở nặng có thể bị viêm nhiễm mưng mủ. Vậy khi bị cắn bạn sẽ phải làm những gì để sơ cứu, tránh những biến chứng trở nên nặng nề hơn.
Thông tin về loài bọ xít
Bọ xít là một loài côn trùng nhỏ thuộc bộ cánh nửa có tên khoa học là Pentatomidae.
- Trong nông nghiệp: bọ xít là một loài côn trùng có sức phá hoại cực kì cao. Chúng hút nhựa cây tạo nên vết hở trên cây gây ra những bệnh về nấm. Khiến cho cây trồng bị bệnh, giảm năng xuất thu hoạch hoặc chết.
- Trong đời sống: có một số loài bọ xít hút máu người và vật nuôi để phục vụ quá trình sinh sản. Trong quá trình hút máu chúng có thể truyền rất nhiều bệnh thông qua vết chích của vòi hút. Vì vậy khi bị bọ xít cắn sẽ tăng cao nguy cơ bị nhiễm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Một số thông tin khác về bọ xít:
- Tên khoa học: Pentatomidae
- Bộ: thuộc bộ cánh nửa
- Phân bộ ( Subordo ): Heteroptera
- Phân thứ bộ ( Infraordo ): Pentatomomorpha
- Liên họ ( SuperFamilia ): Pentaomoidea
- Họ ( Familia ): Pentatomidae, Leach, 1815
Bọ xít là một loài rất nguy hiểm và có tính phá hoại rất cao. Trong nông nghiệp cây trồng và chăn nuôi. Bọt xít hút nhựa cây hoặc hút máu vật nuôi khiến chúng bị bệnh. Từ đó khiến sản lượng tụt giảm một cách nghiêm trọng. Còn trong môi trường sống của con người có vài loại bọ xít hút máu truyền bệnh truyền nhiễm. Hãy tìm cách diệt bọ xít để ngăn ngừa loài côn trùng nguy hiểm này.
Bọ xít có nguy hiểm hay không?
Nếu các bạn không biết thì bọ xít cực kì nguy hiểm. Chúng là loài côn trùng vừa có tính phá hoại trong nông nghiệp chăn nuôi, chúng lại còn là loài có thể lây truyền rất nhiều bệnh như muỗi. Có lẽ do quá trình sinh sản cần hút máu như muỗi nên chúng giống nhau.
Sự nguy hiểm của bọ xít trong nông nghiệp
Trong nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi. Bọ xít có một sức phá hoại không hề nhỏ. Chúng hằng năm đều khiến người nông dân đau đầu bởi sức phá hoại của chúng. Vậy bạn đã biết gì về những thiệt hại mà bọ xít này gây ra chưa nào?
Bọt xít và ngành nông nghiệp trồng trọt
Trong việc trồng trọt và chăn nuôi thì bọ xít có một sự ảnh hưởng rất lớn. Chúng gây ra những thiệt hại vô cùng to lớn, giảm mạnh năng suất tạo ra khiến nông dân thất thu.
- Cây trồng: bọ xít hút nhựa cây khiến cho cây thiếu chất dinh dưỡng gây nên kém phát triển. Ngoài ra những vết chích hút của chúng còn có thể bị nhiễm nấm và khiến cây bị bệnh có thể chết hàng loạt. Một số loại bọ xít có chấy bài tiết rất độc gây nên những căn bệnh cháy lá.
- Chăn nuôi: bọ xít có vài loại chuyên hút máu vật nuôi và truyền bệnh cho chúng. Khi hút máu bọ xít khiến vật nuôi trở nên yếu hơn và dễ mắc bệnh hơn. Và chúng còn có khả năng truyền bệnh theo đường máu cho vật nuôi.
Bọ xít và đời sống con người
Cá biệt có một số loại bọ xít sử dụng máu người để làm chất dinh dưỡng nuôi ấu trùng. Phục vụ cho quá trình sinh sản và duy trì nòi giống.
Vì vậy bọ xít hút máu sẽ rất nguy hiểm cho con người. Đặc biệt khi bị bọ xít cắn chúng ta sẽ bị những biến chứng nguy hiểm và có nguy cơ bệnh rất cao.
Cá biệt có nhiều trường hợp vết cắn sẽ bắt đầu sưng tấy, đau nhức,… Nếu phát hiện thêm các triệu chứng như đau đầu, choáng váng, buồn nôn, lạnh người,… Hãy đưa ngay người bị cắn đến cơ sở y tế để chữa trị. Tránh trường hợp cơ thể phản ứng gây sốc phản vệ và có thể tử vong.
Ngoài ra bọ xít hút máu là nguồn trung gian truyền bệnh và kí sinh trùng. Trong đó nổi bật là bệnh kí sinh trùng Chagas.
Dấu hiệu nhận biết khi bị bọ xít hút máu
- Vết thương sẽ có cảm giác ngứa rát, đau buốt.
- Nổi vết sần kéo dài từ 2 – 5 ngày.
- Hiện tượng sưng, ngứa và kèm theo sốt nhẹ.
- Sưng tấy to, đau nhức, đau buốt khi biến chứng nặng.
- Buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu, choáng vàng, ớn lạnh,…
Nếu xảy ra những triệu chứng trở nặng cần đưa ngay đến trạm y tế để cấp cứu. Chậm trễ có thể dẫn đến cơ thể sốc phản vệ dẫn đến tử vong.
Sơ cứu khi bị bọt xít hút máu cắn
Côn trùng cắn chúng ta có 2 trường hợp là côn trùng có độc và không có độc. Bọ xít hút máu cắn nằm ở trường hợp côn trùng có độc.
Khi bắt đầu hút máu, bọ xít hút máu sẽ sử dụng chiếc vòi của mình đâm vào phần da thịt mềm để hút máu. Đó là lý do mà chúng thường chọn mặt, cổ,…
Khi bị đốt bởi bọ xít hút máu chúng ta cần sơ cứu cơ bản trước tiên. Sau đó quan sát xem có những biến chứng nào trở nặng hay không để chữa trị đúng cách.
Cách sơ cứu khi bị cắn bởi bọ xít hút máu:
- Rửa ngay vết cắn của bọ xít với nước sạch và xà phòng.
- Dùng thuốc sát trùng vết cắn.
- Tuyệt đối không gãi nhất là ngay vết cắn vì có thể gây nhiễm trùng.
- Dùng thuốc kháng viêm, kháng dị ứng, giảm đau.
- Nếu trở nặng thì cho dùng kháng sinh.
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn và thần kinh để cấp cứu kịp lúc.
Bọ xít hút máu là mối đe dọa hiện hữu
Công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày càng phát triển rất nhanh. Đi theo đó là diện tích đất tự nhiên đang ngày càng giảm sút đi đáng kể. Nguyên nhân này dẫn đến môi trường sinh sống của bọ xít ngày càng giảm đi nhanh chóng.
Bọ xít phải liên tục di chuyển tìm nơi cứ trú và xâm nhập vào môi trường thành phố là điều không tránh được. Trong số những loài bọ xít tiến vào thành phố thì có cả bọ xít hút máu trong đó. Nó đã trở thành một nỗi ác mộng đối với nhiều người dân khi bị chúng hút máu.
Những con bọ xít bé nhỏ thường chọn khe tường, khe nứt, nơi ẩm thấp, nơi chứ mùn, vật dụng mủn không sử dụng,… Đây là những nơi phù hợp nhất để chúng cư ngụ.
Sự phát triển và trường thành của bọ xít là cực kì nhanh. Bọ xít mới nở đã hút máu được ngay. Và sau khi hút no nê máu thì chúng chỉ cần 1 – 2 ngày để đẻ trứng. Mỗi đợt chúng đẻ từ 150 – 200 trứng, đẻ thành từng cụm từ 30 – 40 trứng tập trung lại.
Trứng bọ xít rất nhỏ, cần từ 16 – 18 ngày để trứng nở. Chỉ cần 20 ngày thì 1 cá thể bọ xít cái có giúp cho dân số nhà bạn tăng lên hàng trăm nhân khẩu. Như vậy cho thấy tỉ lệ bị bọ xít cắn tăng lên rất nhiều
Với tốc độ sinh trưởng cũng như thời gian sinh sản nhanh. Bọ xít hút máu người đúng là một mối nguy hiểm lớn cho con người. Khi môi trường sống của con người hoàn toàn có thể bị xâm chiếm một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Cách phòng chống bọ xít hút máu vào nhà
- Vệ sinh nhà cửa thường xuyên. Loại bỏ những vật dụng mủn không sử dụng.
- Xịt tinh dầu bạc hà, tinh dầu tỏi vào những nơi tối và ẩm.
- Rắc lá bạc hà mèo vào những nơi bọ xít xuất hiện.
- Sử dụng bẫy côn trùng.
- Gắn cửa lưới để ngăn bọ xít xâm nhập.
- Dọn dẹp môi trường xung quanh định kì.
- Phun thuốc diệt côn trùng định kì.
Cửa lưới là một sản phẩm cực kì hữu ích trong việc ngăn chặn côn trùng xâm nhập. Ngăn bọ xít vào nhà và cắn người thì sử dụng cửa lưới là điều vô cùng hợp lý. Vì vậy bạn có thể tham khảo: cửa lưới chắn côn trùng để ngăn chăn côn trùng xâm nhập.
Hiện nay bọ xít hút máu chưa có thuốc chữa cũng như thuốc giải độc. Vì vậy khi bị bọ xít cắn cần sơ cứu ngay và nếu có biến chứng phải đi bệnh viện chữa trị.
Mọi thông tin chi tiết và thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thông qua:
Công ty TNHH SXTMDV Việt Thống Hưng Thịnh
– Địa chỉ: 130C Tô Ngọc Vân, Thạnh Xuân, Quận 12, Hồ Chí Minh
– Số điện thoại: 0909 131 533
– Website: https://cualuoivietthong.vn
– Fanpage: https://www.facebook.com/cualuoivietthong/
– Youtube: https://youtube.com/@cualuoivietthong292/
Bài viết khác bạn cần quan tâm:
Bị côn trùng cắn sưng đỏ ngứa chúng ta nên làm gì?
Bọ đậu đen là con gì? Cách tiêu diệt và phòng chống hiệu quả
Bướm trắng bay vào nhà – ý nghĩa và tượng trưng của chúng
CÁCH DIỆT bọ xít hút máu gây TỬ VONG trong mùa mưa
Ong làm tổ trong nhà và những điềm mà chúng mang lại cho ngôi nhà bạn
bị côn trùng cắn sưng phù ngứa
Đánh giá: