Kiến là loài côn trùng thuộc họ cánh mỏng. Những loài này có tính xã hội cực kì cao, sống thành những tập đoàn lớn với số lượng lên đến cả triệu cá thể. Có những trường hợp nhiều tập thể hợp lại thành các siêu tập đoàn. Chiếm cứ một vùng lớn diện tích mà không một đối thủ nào dám tấn công hoặc xâm nhập vào. Điều giúp những tập đoàn kiến này tồn tại và phát triển chính là chúng hoạt động như một thể duy nhất.
Xã hội của loài kiến
Như đã nói ở phần trên, kiến là một tập thể với hoạt động như một thể duy nhất. Xã hội của loài kiến hoạt động luôn luôn có trình tự nhất định. Mỗi công việc đều được phân chia rõ ràng và được hoàn thành với chỉ tiêu tốt nhất. Kiếm thức ăn, bảo vệ tổ, chăm sóc trứng và ấu trùng,… Mỗi công việc đều được phân công rõ ràng và được chia cho từng bộ phận kiến thực hiện.
Hệ thống phân cấp trong tổ kiến có thể phân chia đơn giản thành 3 cấp như sau:
- Kiến chúa: đừng đầu trong tổ, được bảo vệ và chăm sóc bởi toàn bộ tổ kiến. Nhiệm vụ chính của kiến chúa chính là sinh sản và phát triển số lượng kiến có trong tổ. Mỗi lần kiến chúa sinh sản sẽ sinh ra 2 nhóm khác nhau là kiến thợ và kiến lính. Tuy nhiên vào mùa di cư thì kiến chúa sẽ cho ra đời thêm 2 nhóm là kiến chúa con và kiến đực.
- Kiến thợ: đây là bộ phận đông nhất và quan trọng nhất để duy trì sự hoạt động của một tổ kiến. Chúng đảm nhận tất cả các công việc chính duy trì hoạt động cho tổ. Chăm sóc kiến chúa, ấu trùng, trứng kiến. Ngoài ra chúng còn đóng góp cho việc vận hành tổ theo một trình tự hoàn hảo.
- Kiến lính: những chú kiến thợ được xem như hàng rào bào vệ cho toàn bộ tổ kiến. Chúng ngăn chặn sự xâm nhập, tấn công cũng như hy sinh thân mình vì tổ, vì các cá thể khác. Chúng đảm bảo cho tổ kiến sự an toàn tuyệt đối để luôn vận hành tốt nhất.
Và khi đến mùa sinh sản thì chúng ta sẽ có 2 nhóm kiến mới được sinh ra:
- Kiến chúa non: đây là thế hệ kiến chúa tiếp theo được sinh ra. Chúng có nhiệm vụ bay ra khỏi tổ, tìm nơi thích hợp để tiến hành làm tổ. Sau đó chúng đẻ trứng và phát triển thành một xã hội loài kiến khác.
- Kiến đực: nhiệm vụ duy nhất của nhóm kiến chính là giao phối và giúp kiến chúa non sau khi trưởng thành có thể sinh sản. Chỉ cần 1 lần giao phối với kiến đực thì kiến chúa có thể sinh sản đến cuối đời.
Ruồi cũng là một trong những loài côn trùng khó ưa và nguy hiểm nhất. Chúng có thể cho bạn những cảm giác cực kì khó chịu. Cũng như mang lại những căn bệnh truyền nhiễm chết người. Bạn có tò mò những thông tin về loài ruồi hay không? Cũng như cách tiêu diệt những con côn trùng này. Nếu có hãy tham khảo bào viết bên dưới đây.
Tuổi thọ của loài kiến và kiến sống bao lâu?
Tuổi thọ của kiến tùy thuộc vào loài mà chúng tồn tại. Hiện nay trên trái đất có đến hơn 15.000 loài kiến ( ước tính có thể hơn 25.000 loài kiến ). Mỗi loài có nơi sống, môi trường sống khác nhau. Và mỗi loài đều có tuổi thọ sống khác nhau. Ngoài ra tuổi thọ của chúng kéo dài lâu hay ngắn còn tùy thuộc vào việc chúng có bị săn hay không trong tự nhiên.
Tuy nhiên tuổi thọ của kiến được các nhà khoa học xác định tương đối chính xác. Loài sống lâu nhất là kiến vườn đen với 15 năm tuổi thọ và 4-12 tháng đối với kiến Pha-ra-ông.
Như vậy chúng ta có thể nhận định rằng tuổi thọ của kiến kéo dài từ 4 tháng cho đến 15 năm. Tuổi thọ của kiến phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như môi trường sống, nhiệt độ, bối cảnh và cả chủng loài mà chúng tồn tại.
Vòng đời của kiến
Kiến là loài côn trùng khá là thú vị. Cuộc đời của một con kiến trải qua 4 giai đoạn phát triển và lột xác. Và kiến cũng được xem như loài xác định trước cuộc đời của mình khi còn trong trứng. Kiến chúa sẽ cho ra đời những trái trứng kiến với cuộc sống sau này được quyết định trước cho từng trái trứng. Trứng nào sẽ là kiến thợ và kiến nào sẽ là kiến lính. Riêng kiến chúa non sẽ được đưa đi và dành cho một chế độ đặc biệt.
Các giai đoạn trong vòng đời của kiến được xác định như sau.
Giai đoạn trứng
Trứng kiến được kiến chúa sinh ra và ấp trong một khoảng thời gian đầu. Trong vòng vài ngày trứng kiến sau khi được kiến chúa ấp sẽ nỏ thành ấu trùng kiến. Những ấu trùng này được kiến thợ di chuyển đến khoang chăm sóc dành cho ấu trùng kiến. Tại đây những ấu trùng được kiến thợ mớm thức ăn hằng ngày theo từng cữ được định trước.
Lúc trứng kiến được kiến chúa sinh ra chúng ta bắt đầu tính vòng đời của kiến và cũng là mốc tính tuổi thọ của kiến.
Giai đoạn ấu trùng
Ấu trùng kiến lúc này lớn hơn trứng kiến một chút và sẽ liên tục phát triển trong thời gian được kiến thợ chăm sóc. Bề ngoài của ấu trùng trông giống một chút giun đất và có màu trắng trong. Có thể thấy rõ được các bộ phận bên trong của ấu trùng, theo thời gian sẽ chuyển dần sang màu trắng đục.
Trong khoảng thời gian này ấu trùng được chăm sóc và liên tục phát triển. Chúng dần hình thành các bộ phận của một chú kiến trưởng thành như chân, đầu, râu,… Ở giai đoạn này ấu trùng kiến sẽ mất khoảng 3 tuần để hoàn toàn chuyển hóa thành nhộng. Lúc này có thể xem là một chú kiến hoàn chỉnh rồi.
Giai đoạn nhộng
Ở giai đoạn này nhộng kiến sẽ bất động từ 2-3 tuần không ăn không uống. Chúng sẽ nằm yên để phát triển hoàn thành giai đoạn nhộng. Một số loài kiến khác nhau còn bọc mình trong một chiếc kén để phát triển.
Việc quyết định số phận của từng con kiến được kiến chúa quyết định. Chúng ta sẽ có điều kì thú này như sau:
- Trứng kiến không được kiến chúa thụ tinh sẽ trở thành kiến đực và kiến lính.
- Trứng kiến được kiến chúa thụ tinh sẽ trở thành kiến cái và kiến chúa non tơ.
Giai đoạn trưởng thành
Sau khoảng thời gian từ 2-3 tuần phát triển dưới hình dáng nhộng. Lúc này kiến đã phát triển một cách hoàn chỉnh và bắt đầu cuộc sống.
- Kiến thợ: sau khi rời khỏi kén hoặc rời khỏi khoang chăm sóc. Những chú kiến này bắt tay ngay vào những công việc của tổ kiến như đi kiếm ăn, chăm sóc trứng,… Vào lúc này kiến chúa bắt đầu sinh sản cho lức kiến tiếp theo.
- Kiến chúa non ( tơ ): kiến chúa tơ vẫn được tiếp tục chăm sóc bởi kiến thợ và chờ đến ngày rời tổ. Một số trường hợp kiến chúa tơ về lại tổ cũ và vẫn được chấp thuận ở lại.
Xem thêm nội dung khác: Chuồn chuồn có tên tiếng anh là DragonFly hay rồng bay. Được vì như một chiếc máy bay chiến đấu của bầu trời. Chúng là loài côn trùng ăn thịt hung dữ và tuổi thọ chuồn chuồn lên đến 4 năm… Bạn có tò mò về loài côn trùng mà bạn thấy hằng này không? Nếu có thì xem tiếp thông tin về chúng theo link dưới đây.
Cách phòng chống và diệt kiến hiệu quả
Hiện nay có rất nhiều cách phòng chống và diệt kiến hiệu quả. Ngoài việc sử dụng hóa chất diệt côn trùng ra thì chúng ta còn rất nhiều cách khác an toàn và hiệu quả. Dưới đây là một số cách đơn giản mà bạn có thể tham khảo và ứng dụng.
- Sử dụng nước chanh: pha loãng nước cốt chanh với nước. Sau đó cho vào bình xịt vào tổ kiến, tính axít sẽ làm cho kiến trở nên hỗn loạn. Chúng sẽ dời tổ đi nơi khác để sinh sống.
- Sử dụng phấn trắng ( vôi bột ): nghiền phấn thành bột mịn và rắc xung quanh tổ kiến. Cách này rất hiệu quả đấy, bạn hãy thử xem nào.
- Sử dụng bột tiêu: tính chất cay nồng của tiêu khi rắc vào tổ kiến cũng hiệu quả không kém gì bột phấn hoặc bột vôi sống.
- Sử dụng giấm trắng: trộn đều 2 phần giấm với 1 phần nước. Cho vào bình xịt vào tổ kiến cũng cực kì hiệu quả. Hoặc cũng có thể xịt xung quanh nhà để ngăn kiến xâm nhập vào nhà.
- Sử dụng bột cà phê: rắc bột cà phê trên đường đi hoặc tổ của kiến. Sau khi ăn vào bụng bột cà phê sẽ nở lên khiến kiến chết.
- Sử dụng phấn em bé: tương tự như bột phấn, bột vôi thì phấn em bé cũng có tác dụng tích cực trong việc đuổi kiến.
- Sử dụng tinh dầu: tinh dầu là cách đuổi kiến hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích. Tinh dầu giúp tinh thần người sử dụng sảng khoái, không gian thơm tho và dễ chịu.
- Sử dụng bột baking soda: trộn đường mịn và baking soda lại với nhau và rắc vào những nơi có kiến. Mặc dù baking soda là chất độc đối với kiến nhưng chúng sẽ ăn phải bởi sự thu hút của đường.
Xem thêm nội dung khác: Một số loài côn trùng rất nguy hiểm. Chúng mang đến những mối nguy hiểm không ngờ đối với người bị dị ứng. Cũng như mang lại những căn bệnh truyền nhiễm hết sức nguy hiểm. Bạn có thể sử dụng cửa lưới chống côn trùng để bảo vệ sức khỏe cho gia đình và bản thân mình. Liên hệ ngay với Cửa lưới Việt Thống thông qua Hotline: 0909131533 để được tư vấn loại cửa thích hợp. Và nhận báo giá cũng như ưu đãi dành cho khách hàng.
Bài viết này tạm thời kết thúc tại đây. Mong rằng những thông tin về tuổi thọ của kiến cũng như vòng đời của kiến phát triển như thế nào sẽ giúp bạn hài lòng. Cửa Lưới Việt Thống sẽ tiếp tục cung cấp cho bạn nhiều thông tin thú vị hơn nữa. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết sau.
Mọi thông tin chi tiết và thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thông qua:
Công ty TNHH SXTMDV Việt Thống Hưng Thịnh
– Địa chỉ: 130C Tô Ngọc Vân, Thạnh Xuân, Quận 12, Hồ Chí Minh
– Số điện thoại: 0909 131 533
– Website: https://cualuoivietthong.vn
– Fanpage: https://www.facebook.com/cualuoivietthong/
– Youtube: https://youtube.com/@cualuoivietthong292/
Bài viết bạn nên đọc thêm:
Bị côn trùng cắn sưng mủ có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không?
MUỖI – Loài SÁT THỦ bé nhỏ và TUỔI THỌ CỦA MUỖI là bao lâu
Vòng đời của chuồn chuồn – Những nhận định sai lầm về chuồn chuồn
bị côn trùng cắn sưng phù ngứa
Đánh giá: