Có bao giờ bạn tự hỏi tuổi thọ của muỗi là bao nhiêu ngày? Hoặc các giai đoạn phát triển của muỗi bao gồm những giai đoạn nào? Nếu bạn chưa có câu trả lời cho mình thì hãy cùng Việt Thống Hưng Thịnh tìm hiểu những thông tin hữu ích sau. Có thể những thông tin này sẽ giúp bạn biết cách diệt muỗi và phòng chống muỗi. Bảo vệ cho sức khỏe không chỉ của bạn mà của tất cả các thành viên trong gia đình mình.
Tuổi thọ của muỗi
Bạn có biết trong môi trường với những điều kiện bình thường thì muỗi cái sẽ sống lâu hơn muỗi đực. Tuổi thọ trung bình của muỗi cái kéo dài khoảng 2 tháng trong môi trường tự nhiên. Một số trường hợp trong môi trường phòng thí nghiệm thì muỗi cái có thể sống đến 3 tháng.
Trong suốt quãng thời gian sinh sống của mình thì muỗi cái thực hiện sinh sản từ 6 đến 8 lần. Mỗi lần sinh sản chúng đẻ trung bình từ 100 trứng đến 200 trứng. Như vậy với 8 lần sinh sản của muỗi, chúng ta ước tính chúng có thể đẻ đến 1600 trứng.
Quả là đáng sợ phải không các bạn !
Tuy nhiên sau mỗi lần thực hiện quá trình sinh sản thì có đến khoảng 50% số lượng muỗi cái bị chết. Nếu thật sự chúng sinh sản “mẹ tròn con vuông” thì số lượng thật khủng khiếp.
Còn riêng về muỗi đực thì lại không được sung sướng như muỗi cái. Cụ thể là sau khi thực hiện nhiệm vụ giao phối duy trì nòi giống. Những chú muỗi đực của chúng ta chỉ có thể sống tiếp tục từ 10 ngày đến 15 ngày.
Như vậy chúng ta đã có câu trả lời cho thắc mắc rằng tuổi thọ của muỗi kéo dài bao lâu. Cũng như việc có rất nhiều bạn hỏi mình là muỗi sống được bao nhiêu ngày?
Có bao nhiêu loài muỗi
Theo các số liệu nghiên cứu và báo cáo khoa học hiện nay. Trên thế giới hiện có ít nhất 3,500 loài muỗi đang tồn tại và phát triển. Chỉ tính riêng họ Culicidae thuộc bộ Diptera thì chúng ta đã có đến 2,700 loài.
Trong số đó có rất nhiều loài muỗi nguy hiểm. Và một số loài nguy hiểm nhất đang xuất hiện tại Việt Nam như muỗi Aedes ( truyền virus Zika và virus sốt xuất huyết ), muỗi Anophe ( truyền kí sinh trùng sốt rét ), muỗi Culex ( truyền bệnh viêm não Nhật Bản B và kí sinh giun chỉ ),…
Muỗi nguy hiểm như thế nào
Bán có biết muỗi là loài côn trùng bé nhỏ có vận tốc bay rất nhanh. Và chúng còn là một trung gian truyền nhiễm các bệnh nguy hiểm. Những căn bệnh này hằng năm có thể giết chết cả triệu người trên toàn thế giới.
Dưới đây là thông tin một số loài muỗi nguy hiểm và đang tồn tại tại Việt Nam. Tham khảo những thông tin để hiểu rõ thêm về sự nguy hiểm của loài muỗi.
Muỗi Anophe truyền kí sinh trùng sốt rét
Loài muỗi đầu tiên chính là muỗi Anophe truyền kí sinh trùng sốt rét. Đây là loài muỗi xuất hiện khá phổ biến tại các vùng rừng núi tại Việt Nam.
Chúng mang trong mình loại kí sinh trùng sốt rét rất nguy hiểm. Khi lây truyền qua người và nếu không chữa trị kịp thời thì tỉ lệ sống của người nhiễm là rất thấp. Và không chỉ ở Việt Nam, loài muỗi này còn là một trong những loài muỗi gây ra nhiều cái chết nhất trên thế giới.
Xếp đầu tiên là loài muỗi thông dụng và có mức độ phát triển nhiều nhất tại Việt Nam. Chúng là loài muỗi gây ra căn bệnh sốt rét phổ biến nhất không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Theo ước tính trung bình thì muỗi năm có đến 800,000 người chết vì bệnh sốt rét.
Đặc điểm nhận diện nổi bất nhất của loài muỗi này là khi hút máu. Cơ thể chúng sẽ cắm thẳng xuống bề mặt da và tạo nên một góc từ 50 độ cho đến 90 độ.
Muỗi Aedes truyền virus sốt xuất huyết và Zika
Xếp sau căn bệnh sốt rét nguy hiểm không thể thiếu được sốt xuất huyết. Ngoài ra còn có căn bệnh gây ra bởi virus Zika. Và loài muỗi truyền nhiễm căn bệnh này không ai khác chính là Aedes.
Trong dân gian chúng ta thường gọi loài muỗi này là muỗi vằn. Bởi bên ngoài của chúng được bảo phủ bởi những đường trắng bao quanh thân. Đây cũng chính là đặc điểm nổi bật nhất để bạn nhận biết được muỗi Aedes.
Chúng ta có thể thấy loài muỗi Anophe có tốc độ bay rất nhanh đúng không nào. Thật khó giết chúng nếu như không phải những lúc chúng đang hăng say hút máu chúng ta. Tuy nhiên thì loài muỗi vằn này còn có tốc độ bay còn nhanh hơn cả muỗi Aedes đấy.
Hiện nay theo các báo cáo từ tổ chức y tế thế giới ( WHO ) thì mỗi năm ít nhất 25,000 người chết vì sốt xuất huyết. Phần lớn người chết là trẻ em và thuộc khu vực Châu Phi.
Muỗi Culex truyền nhiễm bệnh viêm não Nhật Bản B và giun chỉ
Chúng ta có một căn bệnh nguy hiểm không kém chính là viêm não Nhật Bản B. Và một căn bệnh khác liên quan đến kí sinh trùng là giun chỉ. Và nguyên nhân chính dẫn đến việc truyền nhiễm 2 loại bệnh này chính là loài muỗi Culex.
Đối với căn bệnh viêm não Nhật Bản B. Bản thân những con muỗi Culex hút máu những nguồn gốc bệnh. Chính bản thân chúng mang trong mình loại virus gây nên căn bệnh này. Và khi chúng hút máu của chúng ta chúng bắt đầu truyền nhiễm loài virus này vào cơ thể người theo đường máu.
Riêng căn bệnh kí sinh giun chỉ thì thường xảy ra tại khu vực sông suối hoặc có nhiều vũng nước tù bẩn thỉu. Khi muỗi uống nước thì giun chỉ sẽ kí sinh trên cơ thể muỗi. Và khi hút máu trứng giun chỉ sẽ theo đường máu xâm nhập vào cơ thể người.
Theo thông báo của nhiều bệnh viên trên thế giới tổng hợp lại. Viêm não Nhật Bản B khiến 68,000 người bị nhiễm và số người tử vong lên đến 17,000 người.
Giai đoạn phát triển của muỗi
Giai đoạn trứng
Muỗi cái trưởng thành sau khi giao phối với muỗi đực sẽ tiến hành đẻ trứng trên mặt nước. Mỗi lần sinh sản muỗi cái đẻ khoảng 100 đến 400 trứng. Mất từ 2 ngày đến 3 ngày để trứng nở và bước vào giai đoạn tiếp theo.
Khu vực thích hợp nhất cho giai đoạn đầu tiên là khu vực ẩm thấp, nước đọng, ao hồ, sông suối,… Đây cũng là những thông tin sẽ khiến bạn biết cách diệt muỗi hiệu quả nhất.
Giai đoạn ấu trùng ( lăng quăng )
Ấu trùng muỗi hay còn gọi là lăng quăng. Loại ấu trùng này còn có tên gọi khác là thanh trùng. Loại ấu trùng này có kích thước tùy loài và trung bình từ 2mm – 5mm. Bạn hoàn toàn có thể quan sát được chúng chuyển động và sinh sống trong nước.
Vì chúng là ấu trùng mà không phải là loài chuyên sống dưới nước. Cho nên chúng có cách di chuyển khá đặc biệt trong môi trường nước. Chúng sẽ cong người lại rồi bật ra tạo nên lực đẩy giúp chúng di chuyển trong nước.
Giai đoạn này ấu trùng muỗi sẽ tiến hành lột xác trong khoản 8-12 ngày. Và vì chúng không phải là loài sống trong nước nên chúng phải luôn ngoi lên bề mặt nước để thở.
Giai đoạn nhộng
Sau khi trải qua quá trình các lần lột xác khác nhau. Ấu trùng lúc này sẽ tiến vào giai đoạn nhộng. Chúng sẽ bọc mình bằng một lớp vỏ cứng để hoàn thành việc biến chuyển thành muỗi trưởng thành.
Trong giai đoạn này chúng sẽ không ăn uống gì hết. Chúng chỉ trồi lên bề mặt để thở mà thôi. Giai đoạn nhộng tiến hành lột xác lần cuối thành muỗi trưởng thành mất từ 1-5 ngày.
Giai đoạn muỗi trưởng thành
Sau khi trải qua giai đoạn nhộng và tiến hành lột xác lần cuối. Muỗi sẽ phá kén nhộng chui ra và trở thành muỗi trưởng thành. Lúc này muỗi đã có đầy đủ các bộ phận cần thiết cho việc hút máu và sinh sản.
Cách phòng ngừa muỗi hiệu quả
Như những thông tin đã biết thì muỗi là loài côn trùng cực kì nguy hiểm. Vì vậy chúng ta cần có những cách phòng ngừa muỗi hiệu quả nhất.
Khi nói đến việc phòng ngừa muỗi thì có lẽ bạn nghĩ ngay đến thuốc xịt côn trùng. Tuy nhiên nếu bạn sử dụng các loại thuốc xịt côn trùng hoặc hóa chất diệt côn trùng sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Vị vậy có thể nói bạn nên chọn lựa những phương pháp phòng ngừa muỗi đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Thông thường đây sẽ là những cách có nguồn gốc tự nhiên hoặc không sử dụng hóa chất.
Một số phương pháp phòng chống muỗi an toàn:
Dọn dẹp sạch sẽ môi trường xung quanh khu vực sống của bạn.
Hạn chế những vũng nước đọng và loại bỏ các khu vực ẩm thấp trong nhà. Và bạn cũng nên thường xuyên dọn dẹp vệ sinh nhà hằng ngày.
Nên lắp đặt cửa lưới chắn côn trùng để hạn chế không chỉ muỗi mà còn nhiều loài côn trùng khác. Ngoài ra bạn cũng có thể ngăn được phần lớn bụi bay vào gây bẩn nhà.
- Ngoài việc quan trọng là ngăn muỗi thì cửa lưới còn có thể ngăn ruồi, gián, kiến, chuột,… Sản phẩm này còn giúp cho không gian sống của bạn thêm phần thông thoáng, thoải mái và không ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Sản phẩm cửa này cực kì an toàn cho trẻ em, người già và cả vật nuôi trong nhà. Bạn có thể lắp đặt được tất cả mọi vị trí trong ngôi nhà. Khi sử dụng bạn cũng có thể tiết kiệm được diện tích lắp đặt, tiết kiệm được chi phú lắp đặt. Ngoài ra bạn còn có thể dễ dàng vệ sinh cửa.
- Bạn chỉ cần mua 1 lần là có thể sử dụng từ 5 năm đến 10 năm.
- Cửa có nhiều loại cũng như màu sắc khác nhau để thiết kế cho ngôi nhà.
Nào chúng ta cùng xem 100+ mẫu cửa lưới chống côn trùng được sản xuất và phân phối. Sản phẩm được sản xuất bởi những nguyên liệu chất lượng với nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Công ty Việt Thống cung cấp bảo hành lên đến 36 tháng tùy theo chủng loại cửa. Ngoài ra bạn sẽ được bảo trì sữa chữa miễn phí với những hư hỏng từ nhà sản xuất. Và còn rất nhiều ưu đãi khác đang chờ đón bạn.
Những thông tin về tuổi thọ của muỗi và giai đoạn phát triển của muỗi. Có lẽ bạn đã biết thêm được nhiều thông tin về loài muỗi đúng không nào. Hãy đề cao cảnh giác về loại sát thủ nhỏ bé nhưng cực kì nguy hiểm này bạn nhé. Cùng chung tay phòng ngừa muỗi an toàn để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và người thân trong nhà.
Mọi thông tin chi tiết và thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thông qua:
Công ty TNHH SXTMDV Việt Thống Hưng Thịnh
– Địa chỉ: 130C Tô Ngọc Vân, Thạnh Xuân, Quận 12, Hồ Chí Minh
– Số điện thoại: 0909 131 533
– Website: https://cualuoivietthong.vn
– Fanpage: https://www.facebook.com/cualuoivietthong/
– Youtube: https://youtube.com/@cualuoivietthong292/
Bài viết bạn nên đọc thêm:
Bị côn trùng cắn sưng mủ có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không?
TUỔI THỌ của kiến là bao nhiêu ngày? Cách diệt kiến HIỆU QUẢ bạn nên biết.
Vòng đời của chuồn chuồn – Những nhận định sai lầm về chuồn chuồn
bị côn trùng cắn sưng phù
Đánh giá: